Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA
  • Tác giả : Lâm Ngữ Đường
  • Dịch giả : Nguyễn Hiến Lê
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 183
  • Nhà xuất bản : Ca Dao
  • Năm xuất bản : 1970
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1201000009744
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

NHÂN SINH QUAN VÀ THƠ VĂN TRUNG HOA

NGUYỄN HIẾN LÊ Dịch (183 trang)

CA DAO  Xuất bản

TỰA

Lâm Ngữ Đường (Lin Yuttang), chính danh là Ngọc Đường, cùng với Hồ Thích được Âu Mỹ biết đến nhiều nhất. Cả hai đều giới thiệu cổ học và văn minh Trung Hoa với phương Tây; Hồ sâu sắc hơn, Lâm văn tài hoa hơn.

Ông sanh năm 1895, ở Phúc Kiến trong một gia đình rất mộ đạo, cha làm mục sư, hồi nhỏ ông hấp thụ  giáo dục của Giáo hội, sống cơ hồ như cách biệt với các trẻ em khác, không được vô hí viện Trung Hoa, không được nghe hát, không biết chút gì về lịch sử, truyền thuyết Trung Hoa, mà thuộc làu làu đời của Nữ Thánh Marie, Chúa Kito, Abraham, David…, điều đó khi lớn lên ông lấy làm xấu hổ..

Nhưng không phải vì vậy mà ông thành môn đồ của Khổng Mạnh. Ông thấy tôn giáo nào hợp với ông thì ông theo. Vì trọng chủ nghĩa cá nhân, ông cho đạo Khổng là gò bó quá, nhưng vẫn quí đạo Trung Dung và tinh thần gia đình của Khổng giáo; ông thích tinh thần khoáng đạt, chủ trương trở về thiên nhiên của Lão, nhưng không trốn đời, không triệt để hoài nghi. Có thể nói ông dung hòa được Khổng và Lão, như Đào Uyên Minh, Tô Đông Pha, hai thi hào ông trọng nhất. Ông gần Đào ở chỗ không thích làm quan, và gần Tô ở giọng trào phúng dí dỏm.

Về văn chương thì vì trọng tự do tự nhiên nên ông theo phái Tính linh do ba anh em Viên Tôn Đạo, Viên Hoằng Đạo, Viên Trung Đạo đời Minh thành lập ở cuối thế kỷ XVI. Phái này chủ trương khi viết cứ diễn đúng tình cảm của mình – tức tình cảm tâm linh của mình – không được giấu giếm cái xấu, khoe khoang cái tốt, không sợ người khác chê cười mà cũng không sợ trái với lời thánh hiền thời xưa. Văn xuôi phải tự do uyển chuyển, nhẹ nhàng lướt tới, không bị quy tắc gò bó, không được giản ước, cô đọng chải chuốt, không được chài chuốt chặt chẽ mà phải như “Hành văn lưu thủy” (văn của Tô Đông Pha), hơn nữa phải có cái giọng thân mật như trong cuộc đàm thoại thanh nhã.

Tác giả không có ý đào sâu vấn đề, mà chỉ nhằm mục đích giới thiệu văn minh Trung Hoa với người phương Tây; ý tưởng của ông đôi khi đột ngột quá làm cho chúng ta mĩm cười, nhưng đọc rồi, ai cũng phải nhận rằng tác phẩm của ông vừa vui, vừa bổ ích; nó rất thích hợp với những người chỉ cần một chút kiến thức phổ thông về Trung Hoa; mà đối với những vị đã biết ít nhiều về cựu học thì nó là cửa sổ mở thêm cho mình thấy một vài khía cạnh mới mẻ để có dịp kiểm điểm lại những nhận xét của mình.

Chúng tôi rất tiếc không có nguyên văn bằng tiếng Anh, đành phải dùng bản Hoa dịch của nhà Chí Văn (Đài Bắc) và Pháp dịch (Paris). Có nhiều đoạn hai  bản dịch khác nhau quá, không biết bản nào đúng, chúng tôi đành phải châm chước.

Lâm Ngữ Đường bắt đầu trí tác từ năm 1924, nhưng năm 1936, sau khi xuất bản cuốn My country and my people, ông qua ở luôn bên Mỹ và không viết bằng Hoa văn nữa. Tôi đã giới thiệu sự nghiệp của ông bằng Hoa văn đó trong bộ Văn học Trung Quốc hiện đại 1898 – 1960, cuốn Thượng phần III, chương I, Phe độc lập, nên ở đây không nhắc lại.

Saigonngày 16-7-1970

 Nguyễn Hiến Lê

MỤC LỤC

TỰA

PHẦN  I  Lý tưởng về nhân sinh

Chương :

I.                 Chủ nghĩa nhân văn của Trung Quốc

II.                 Tôn giáo

III.               Đạo Trung Dung

IV.              Đạo giáo

V.                Phật giáo

PHẦN II: Văn học Trung Hoa

Chương:

I.                    Văn xuôi

II.                 Thơ

III.               Hí kịch

IV.              Tiểu thuyết

V.                Văn học Trung Quốc từ cuộc Ngũ tứ vận động đến nay

Phần chữ Hán

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Miến Điện
Phật Giáo Miến Điện
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên (Mahàdeva)
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Phật Giáo Qua Lăng Kính Xã Hội
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Lược khảo Phật Giáo Ấn Độ
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Năm Ấm là gì?
Năm Ấm là gì?
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương
Câu chuyện triết học
Câu chuyện triết học
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Kinh Tứ thập nhị chương - đối chiếu và nhận định
Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo
Triết-lý nhà Phật
Triết-lý nhà Phật
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh
Vài vấn đề về Phật giáo & Nhân sinh