Tìm Sách

Giảng Luận >> Lối vào Nhân minh học


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lối vào Nhân minh học
  • Tác giả : Thích Thiện Siêu
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 214
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo - Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000006442
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỐI VÀO NHÂN MINH HỌC

(Luận lý học Phật giáo)

THICH THIỆN SIÊU (214 trang)

NXB TÔN GIÁO HÀ NỘI

LƠI NÓI ĐẦU

Người ta ai cũng có suy nghĩ. Đã có suy nghĩ tức là đả có lý luận âm thầm với tự  chính mình. Nhưng lý luận mà không có luận lý thì dễ đưa đến sai lẩm, tri kiến điên đảo. Đem tri kiến điên đảo ra lý luận với người không có luận lý, thì chắc chắn sẽ là ông nói gà bà nói vịt, cuối cùng chẳng biết con chi.

Do đó có luận lý học. Tam đoạn luận, có Nhân minh luận, có Biện chứng pháp ( cũng gọi là Dịch hóa pháp) ra đời. Nhưng theo tam đoạn luận là luận lý hình thức. A luôn là A, chứ không thể là phi A. Theo Biện chứng pháp chú trọng nội dung, A là A, nhưng đồng thời cũng là phi A, phi phi A…còn Nhân minh luận gồm có cả hai lối trên đó, vì nhân minh được thiết lập trên hiện tượng trí, tỷ lượng trí. Nếu biết từ Nhân minh tiến lên  Biện chứng Trung quán, thì ta sẽ có được hiện  tượng vô phân biệt trí, nhìn thực tại đúng như thực, siêu việt tư duy nhị biên đối đãi.

Nhân minh luận là môn học cổ xưa của Ấn Độ, đến thế kỷ V-VI Tây lịch, các luận sư Phật giáo mới cải biến hoàn chỉnh và sử dụng nó một cách rộng rãi trong việc lập ngôn, tạo luận, nên mặc nhiên Nhân minh học đã trở thành môn học của Phật giáo.

Nhưng tạo luận để làm gì? Mục đích tu Phật  là cốt thực hành Phật hạnh, chuyển mê khai ngộ, chứng nhập Phật trí, cứ đâu phải để biện luận cho giỏi, lý lẽ cho hay, hỏi có ích gì?

Theo tinh thần đó, tôi soạn tập Lối vào Nhân minh học (Luận lý học Phật giáo) này để giúp cho người học Phật, trước hết là tăng, ni các học viện Phật giáo Việt Nam, các trường Trung cấp Phật học khắp cả nước làm tài liệu tham khảo. Mong rằng nó sẽ được xem như Đức Phật đã dạy: “Pháp của Ta nói giống như chiếc bè để đưa qua sông, khi lên bờ rồi thì sẽ phải bỏ lại”.

Tập Nhân minh này cũng vậy, nó chỉ là chiếc bè mỏng mảnh, chỉ có thể giúp những ai chưa được qua bến bờ hoặc chưa lên được bè gỗ, hoặc đã bước lên rồi thì nó không cần thiết nữa.

Song sách này đúng như tên gọi, mới chỉ là lối vào cho những ai mới tìm học Nhân minh. Nếu muốn đi sâu hơn, xin cố gắng tìm đọc sách “ Giới thiệu Nhân minh học” của Pháp sư Thích Trí Độ, là bậc ân sư của chúng tôi, đã từng dày công xây dựng cho chúng tôi có được một nền tảng vững chắc về Phật học, trong đó có Nhân minh học, từ những năm 1935…Đọc sách này chẳng những mở rộng thêm sự hiểu biết về Nhân minh, mà còn biết thêm được về môn Luận lý học và Biện chứng pháp của Tây phương, như sách đã có để cập. Sách “Giới thiệu Nhân minh học” đã được trường Cơ bản Phật học tỉnh Hà Tây xuất bản tháng 9 năm 1992.

Sau cùng tôi cũng phụ lục “Nhân minh tổng luận” của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thâm đã đăng trong tạp chí Viên Âm xuất bản 1939 tại Huế đẩ giúp làm  cho Nhân minh được dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

                                                                            Từ Đàm 1993

                                                                      THÍCH THIỆN SIÊU

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Danh nghĩa Nhân minh

Chủ đích Nhân minh

Khởi nguyên Nhân minh

Văn hiến Nhân minh

Các luận chứng Nhân  minh

A.   Túc Mục

B.   Di-lặc

C.   Thế Nhân

D.   Vô trước và An Huệ

E.    Trần Na

F.    Thiên Chủ

Cổ nhân minh – Tân nhân minh

Tân nhân minh

A.   Tám môn Nhân minh

B.   Những pháp thức Biện luận

C.   Luận về chơn năng lập

D.   tổng kết chơn năng lập

E.    Luận về tợ năng lập

Kết

Nhân minh với luận lý học Aristote

Nhân minh Nhập Chánh lý Luận dịch nghĩa

Từ ngữ Nhân minh

Phụ lục: Nhân minh tổng luận của  Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Từng Bước Nở Hoa Sen
Từng Bước Nở Hoa Sen
Trái Tim Mặt Trời
Trái Tim Mặt Trời
Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
Trái Tim Của Hiểu Biết
Trái Tim Của Hiểu Biết
Trái Tim Của Bụt
Trái Tim Của Bụt
Tố
Tố
Tình Người
Tình Người
Tiếp Xúc Với Sự Sống
Tiếp Xúc Với Sự Sống
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
Thiền Hành Yếu Chỉ
Thiền Hành Yếu Chỉ
Thả Một Bè Lau
Thả Một Bè Lau
Sống chung An Lạc
Sống chung An Lạc