CẬN ĐẠI VIỆT SỬ DIỄN CA
HUỲNH THIÊN KIM (406 Trang)
NXB DÂN SANH PHỤC VỤ XÃ 1962
LỜI TỰA
Biên khảo một tác phẩm sử ký đã là một việc khó, viết một quyển sách ghi chép sử bằng thơ lại là một việc càng khó hơn nữa. Thường lịch sử được xem như một khoa học, một khoa học với nhiệm vụ độc nhất đi tìm chân lý của dĩ vảng; vì vậy trong nhiều tác phẩm sử ký, tác giả đã coi thường lời văn và không dành cho cách hành văn địa vị của nó. Và, để bào chữa tình trạng ấy, người ta thường nói là hình thức không quan trọng, miễn là nội dung đúng đúng với phương pháp và chân lý đạt được, đó là khả quan lắm rồi.
Nay với một quyển sử viết bằng thơ thì nhất định không thể viện lý lẽ để che đậy một khuyết điểm nào được cả. Một quyển sử viết bằng thơ thì nội dung và hình thức phải có một mối tương quan vô cùng mật thiết, và chỉ trong một tác phẩm sử ký bằng thơ, chúng ta mới có thể nói, một cách nghĩa là “sáng tác một tác phẩm sử ký”
Thật ra thì loại sách sử ký bằng thơ không phải là hiếm. Đại để Việt sử chúng ta đã có Việt giám Vịnh sử Thi tập của Đặng Minh Khiêm (1520) hay Thiên Nam Ngữ Lục (Diễn ca lịch sử), một tác phẩm thơ nôm của thế kỷ XVII, và gần hơn đây thì ta lại có Việt sử Tổng vịnh thư của vua Tự Đức hay Việt sử Tứ Tự ca của Hồng Nhung và Hồng Thiết.
Tới đây, có lẽ độc giả tự hỏi tại sao không thấy nêu ra quyển Đại Nam Quốc sử Diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái.
Sở dĩ chúng tôi chưa nói đến quyển sách ấy vì nó đóng một vai trò liên hệ đặc biệt đối với tác phẩm sắp giới thiệu sau đây. Tác giả quyển Cận đại Việt sữ Diễn ca, và đã thực hiện ý muốn của mình bằng cách viết tiếp tác phẩm này kể từ thời Tây Sơn cho đến cuối Thế giới Chiến tranh thứ nhất.
Chắc chắn nội dung còn có những sai lầm, cần phủ chính, cũng như hình thức còn có những chỗ vụng về - tác giả là người thứ nhất nhìn nhận điều này – nhưng tác phẩm được giới thiệu đây không có tham vọng nào khác hơn là cống hiến độc giả một đoạn sử vô cùng phong phú với một hình thức mà từ xưa vẫn được người Việt ta ưa dùng và mến chuộng.
Để kết luận, chúng tôi không ngần ngại nói rằng tác giả đã soạn quyển này đúng theo phương pháp KHOA HỌC, ngoài ra tác giả đã đề cao một cách trịnh trọng tinh thần QUỐC GIA và tha thiết nhắm đối tượng là mọi tầng lớp DÂN CHÚNG. Với phần chú thích phong phú và rành mạch, Cận đại Việt sử Diễn ca có thể dùng làm sách giáo khao ở các học đường như tác phẩm đồng loại của nó là Đại Nam Quốc Sử Diễn ca.
Trước khi chấm dứt, chúng tôi thấy không gi hay hơn là trích mấy câu thơ trong lời bạt của ông Nguyễn Doãn Thành:
“ Trăm năm đằng đẳng thời gian,
Non sông tan tác, ngai vàng đổi thay;
Diễn ca tân sử, dở hay?
Sử gia hạnhngộ trao tay quyển vàng
cảo thơm lần giở từng trang
Dồi dào tài liệu, huy hoàng áng văn”.
TRƯƠNG BỬU LÂM
Viện Khảo cổ
SAIGON, ngày 4 tháng 8 năm 1961
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT
TÂY NGUYÊN PHÂN TRANH (1785-1801)
ĐOẠN THỨ NHẤT
VUA QUANG TRUNG (1788-1792)
1. Mở đầu
2. Triều Quang Trung
3. Vua Quang Trung chết ôm theo cái mộng đòi Lưỡng Quảng
ĐOẠN THỨ HAI
NGUYỄN ÁNH CHIẾN THẮNG TÂY SƠN
1. Nguyễn Ánh ở Xiêm La
2. Nguyễn Ánh về lấy Gia Định
3. Nguyễn Vương sắp đặt việc cai trị
4. Bá đa lộc và Hoàng tử Cảnh ở Pháp về
5. Nguyễn Vương đánh Qui Nhơn lần thứ I
6. Triều Tây Sơn tàn tạ
7. Nguyễn Vương đánh Tây Sơn lần thứ II
8. Nguyễn Vương đánh Tây Sơn lần thứ III
9. Bá đa Lộc từ trần
10. Quân Tây Sơn vây thành Bình Định
PHẦN THỨ HAI
GIA LONG THỐNG NHẤT NƯỚC NAM (1801-1802)
ĐOẠN THỨ BA
NGUYỄN VƯƠNG GỒM THÂU TRUNG BẮC
1. Nguyễn Vương thâu phục Phú Xuân
2. Võ tánh, Ngô Tùng Châu tử tiết
3. Trận Trấn ninh
4. Nguyễn Vương lên ngôi
5. Gia Long thân chinh Bắc kỳ
PHẦN THỨ BA
NHÀ NGUYỄN (1802-1945)
ĐOẠN THỨ TƯ
VUA GIA LONG (1802-1819)
1. Gia Long xử tội vua tôi Cảnh Thịnh
2. Việc cai trị
3. Việc học hành
4. Việc giao thiệp với Chân lạp và Xiêm la
5. Việc giao thiệp với Hống Mao
6. Việc giao thiệp với nước Pháp
7. Sự giết hại công thần
ĐOẠN THỨ NĂM
VUA MINH MẠNG (1820-1840)
1. Đức độ vua
2. Giặc Phan bá Vành
3. Giặc lê Duy Lương
4. Giặc Nông Văn Vân
5. Lê văn Khôi mổ bụng Bạch Xuân Nguyên đốt đuốc tế cha
6. Giặc Nam kỳ
7. Triều đình xử tội lăng trì Cố Du
8. Án Lê văn Duyệt và Lê Chất
9. Giặc Xiêm la
10. Việc Ai Lao
11. Việc Chân Lạp
12. Việc giao thiệp với các nước Tây phương
13. Việc cấm đạo
14. Vua Minh Mạng thăng hà
ĐOẠN THỨ SÁU
VUA THIỆU TRỊ (1841-1847)
1. Việc giặc giã
2. Việc nước Chân Lạp
3. Việc giao thiệp với nước Pháp
PHẦN THỨ TƯ
CHIẾN TRANH VIỆT PHÁP (1858-1862)
ĐOẠN THỨ BẢY
VUA TỰ ĐƯC (1847-1883)
1. Đức độ vua
2. Đình thần
ĐOẠN THỨ TÁM
PHÁP QUÂN ĐÁNH CHIẾM GIA ĐỊNH (1859)
1. Sứ Pháp vấn tội Nam triều
2. Pháp quân đánh Đà Nẵng
3. Pháp quân vào đánh Gia Định
4. Quân Pháp rời bỏ Đà Nẳng
5. Chí Hòa đại chiến
ĐOẠN THỨ CHÍN
PHÁP QUÂN LẤY ĐỊNH TƯỜNG
1. Sạt-ne lo chuyện bình định
2. sạt-ne sai sứ đi Cao miên
3. Quân Pháp huy động chiến thuyền đánh Định tường
4. Nguyễn Công Nhàn dùng hỏa công thất bại
5. Nam quân thất thủ Định Tường
PHẦN THỨ NĂM
NAM KỲ KHÁNG CHIẾN
ĐOẠN THỨ MƯỜI
KHÁNG CHIẾN MỞ MÀN
1. Sạt-ne ra lịnh giới nghiêm
2. Đánh Gò công, Huyện Toại tử trận
3. Trương Công Định đánh Gò Công
PHẦN THỨ SÁU
CUỘC XÂM CHIẾM BIÊN HÒA, BÀ RỊA, VĨNH LONG
1. Giặc Pháp đánh chiếm Biên hòa
2. Giặc Pháp đánh chiếm Bà Rịa
ĐOẠN MƯỜI HAI
PHÁP NAM GIAO HẢO
1. Pháp tổ chức thuộc địa
2. Lê Phụng dấy loạn Bắc Kỳ
PHẦN THỨ BẢY
ĐOẠN MƯỜI LĂM
PHÁP QUÂN CHIẾM NỐT 3 TỈNH PHÍA TÂY
1. Phan Thanh Giản thất thủ Vĩnh Long
2. Tổng đốc Nguyễn Hữu Cơ âm mưu bắt Huy An làm con tin
3. Phan Thanh Giản tử tiết
4. Con Phan Thanh Giản khởi nghĩa
PHẦN THỨ TÁM
PHÁP QUÂN KHAI HẤN Ở BẮC KỲ
ĐOẠN MƯỜI SÁU
FRANCIS GARNIER BỊ CỜ ĐEN GIẾT
1. Tình hình Bắc Kỳ
2. Chiếc Bourayne đi tuần hành Trung và Bắc Kỳ
3. Đoàn thương lữ Millot-Dupuis
4. Fracis Garnier hạ thành Hà Nội năm Quí dậu
ĐOẠN MƯỜI BẢY
HENRI RIVIÈRE BỊ CỜ ĐEN GIẾT
1. Điều ước thương mãi năm 1784
2. Văn thân khởi nghĩa ở Nghệ Tịnh
3. Thời sự thuộc địa Nam kỳ
4. Giặc giã ở Bắc Kỳ
5. Thời sự thuộc địa Nam kỳ
PHẦN THỨ CHÍN
PHÁP ĐẶT TRUNG BẮC LÀM XỨ BẢO HỘ
ĐOẠN MƯỜI TÁM
PHÁP NAM KÝ HÒA ƯỚC QUÍ MÙI
1. Giặc Pháp đánh chiếm Hải Dương
2. Courbet đánh chiếm cửa Thuận An
3. Hòa ước Quí Mùi hay Hòa ước Harmand
ĐOẠN MƯỜI CHÍN
PHÁP NAM KÝ HÒA ƯỚC PATENOTRE
1. Đoàn kiệt đốt nhà thờ, giết dân đạo
2. Giặc Pháp đánh chiếm Bắc Ninh, và Thái Nguyên
3. Giặc Pháp đánh chiếm Hưng Hóa và Tuyên Quang
4. Hòa ước Thiên tân hay là Hòa ước Fournier
ĐOẠN HAI MƯƠI
PHÁP QUÂN CHINH PHỤC TRỌN BẮC KỲ
1. Hiệp ước Kim Biên
2. Pháp bại trận ở Bắc lệ
3. Quân Pháp bắn pháo đài Kê-lung và đánh Phước Châu
PHẦN THỨ MƯỜI
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÀNH TRƯỚNG
1. Si Watha khởi nghĩa chống Pháp
2. Cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn trầu
3. Thống tướng de Courcy vào Huế
4. Kinh thành thất thủ
5. Triều đình chạy ra Quảng Trị
ĐOẠN HAI MƯƠI HAI
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG TAN RẢ
1. Tôn Thất Thuyết bỏ Hàm Nghi chạy sang Trung Quốc
2. Paul Bert ru ngủ dân Nam
3. Paul Bert viếng vua Đồng Khánh
4. Đồng Khánh tuần thú Quảng Bình
5. Trần Bá Lộc giúp Pháp dẹp Văn thân
PHẦN THỨ MƯỜI MỘT
ĐÔNG DƯƠNG DƯỚI CHẾ ĐỘ BỐC LỘT CỦA TƯ BẢN
1. Một thực dân kiến thiết kiều lộ
2. Cá mập tư bản Pháp ào qua Đông Dương
3. Đô-me cải thiện đời sống của Thành Thái
4. Đề Thám trá hàng gặc Pháp
PHẦN THỨ MƯỜI HAI
VẬN ĐỘNG CẦU VIỆN NGOẠI QUỐC
ĐOẠN HAI MƯƠI BỐN
PHONG TRÀO ĐÔNG DU
1. Phan Bội Châu hội kiến đứa Cường Để
2. Phan Sào Nam Đông du
3. Cường Để xuất dương sang Nhật
4. Nam Kỳ hưởng ứng phong trào Đông du
PHẦN THỨ MƯỜI BA
PHÁI BẤT BẠO ĐỘNG VÀ CÔN LÔN
ĐOẠN HAI MƯƠI LĂM
PHONG TRÀO KHAI TRÍ TRỊ SANH
1. Đông Kinh Nghĩa Thục
2. Thành Thái bị phế - Duy Tân lên ngôi
3. Loạn trọc đầu hay loạn Đồng bào ở Trung kỳ
4. Hùm thiêng Yên thế sa cơ
5. Khâm sứ Mahe đào Lăng Tự Đức tìm châu báu
6. Các vụ ném bom ở Bắc Kỳ
PHẦN THỨ MƯỜI BỐN
NƯỚC NAM TRONG THỜI ÂU CHIẾN
ĐOẠN HAI MƯƠI SÁU
NHỮNG ÂM MƯU PHỤC QUỐC
1. Pháp bốc lột thuộc địa nuôi chiến tranh
2. “Ám xã” mưu đồ phục quốc
3. Vua Duy Tân
4. Cuộc mưu toan phá Khám lớn Saigon để giải thoát Phan Xích long Hoàng đế
5. Duy Tân âm mưu phục quốc
6. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên
7. Tổng Kết
Lời bạt
Thi cảm đề