Tìm Sách

Ngôn Ngữ >> Ngữ Pháp tiếng Pali


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Ngữ Pháp tiếng Pali
  • Tác giả : A.P. Buddhadatta
  • Dịch giả : Tỷ kheo Thích Minh Châu
  • Ngôn ngữ : Pali-Việt
  • Số trang : 385
  • Nhà xuất bản : TP. Hồ Chí Minh
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : Ngôn Ngữ
  • MCB : 12010000011872
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

NGỮ PHÁP TIẾNG PALI

A.P. BUDDHADATTA

Tỷ kheo THÍCH MINH CHÂU dịch

 

 

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004

Lời nói đầu

            Chúng tôi bắt đầu đảm nhận phụ trách giảng dạy bộ môn Văn học Pali kể từ khi thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh vào năm 1964 do tôi làm Viện trưởng. Từ đó tới nay chúng tôi lần lượt xuất bản các bộ kinh văn thuộc hệ thống Văn học Pali gồm 5 bộ Nikàya, Thắng pháp tập yếu luận kèm theo bản dịch tiếng Việt. Ngoài ra chúng tôi còn dịch và biên soạn các tài liệu về Văn phạm tiếng Pàli để cung cấp cho những người bắt đầu tiếp cận Văn học Pàli và sinh viên có nhu cầu học tiếng Pàli ở cấp Đại học.

            Thiết nghĩ có hai phương pháp tiếp cận ngôn ngữ Pàli. Một là theo truyền thống cũ: đệ tử ngồi dưới chân thầy để truyền tâm ấn, đệ tử cần học thuộc lòng nhiều, phải hầu hạ thầy ít nhất là hơn 10 năm và thầy dạy có nhiều lắm cũng được 8, 10 đệ tử. Đời sống hiện tại không cho phép chúng ta theo lối giảng dạy chân truyền ấy. Phương pháp thứ hai là áp dụng kỹ thuật dạy ngôn ngữ hiện đại cho sinh viên, học sinh nắm ngay then chốt văn phạm Pàli cần thiết rồi ứng dụng ngay những điều đã học vào các bài tập dịch từ tiếng Pàli ra tiếng Việt và tiếng Việt ra tiếng Pàli. Ngoài ra sinh viên được bổ túc bằng những bài tập đọc trích từ những bộ sách Pàli đã được soạn thảo. Như vậy sinh viên cần phải tích cực tìm hiểu cả câu văn phạm, nhớ kỹ những ngữ vựng cần thiết và đọc được ngay trong bản chánh Pàli.

            Cuốn Văn phạm Pàli của Ngài Buddhadatta người Tích Lan biên soạn là tài liệu giảng dạy học tập tiếng Pàli rất thích hợp đối với Tăng Ni Phật tử, những người bắt đầu tiếp cận cổ ngữ Pàli, nhất là các sinh viên Tăng Ni hiện đang theo học tại 3 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, thậm chí có thể sử dụng cho các sinh viên các khoa ngành Ngữ văn, Phương Đông, tại các trường Đại học ở trong nước như là một công cụ nghiên cứu Văn học Pàli trong kho tàng văn hóa Châu Á. Tập sách này giúp cho sinh viên biết được những cơ cấu căn bản của văn phạm Pàli, tiếp đến là đi sâu vào những nét tế nhị sâu sắc của văn phạm và văn học Pàli, và sau cùng có thể đọc và thưởng thức suối nguồn các tác phẩm được viết từ cổ ngữ Pàli.

            Đáp ứng yêu cầu trên, chúng tôi đã dịch cuốn văn phạm này ra tiếng Việt cùng với sự hỗ trợ của Sư cô Thích nữ Tịnh Vân để hoàn tất tập sách này. Hy vọng cuốn Văn phạm Pàli này sẽ mở rộng kho tàng Văn học Pàli cho quí vị, mà từ lâu chính nó là nguồn mạch của văn hóa sông Hằng - Ấn Độ.

            Trân trọng.

                    TP. Hồ Chí Minh, ngày 12/01/2002

Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam

                                                                                                 tại TP. Hồ Chí Minh

                                                                                            Tỷ-kheo Thích Minh Châu

MỤC LỤC

Chương 1

MẪU TỰ TIẾNG PALI

A. Mẫu tự

B. Cách chia

Chương 2

LUẬT PHỐI ÂM (SANDHI)

I.Định nghĩa

II. Phối nguyên âm (vowel-sandhi)

III. Phối phụ âm (consonant-sandhi)

IV. Phối âm hỗn hợp (mixed-sandhi)

Chương 3

BIẾN CÁCH

A. Các tự loại

1. Namanama

2. Sabbanama (đại từ)

3. Samasanama (danh từ ghép)

4. Taddhitanama (phái sinh thứ)

5. Kitakanama (phái sinh đầu)

B. Biến cách

I.Định nghĩa

II. Thành lập các biến cách

1. Biến cách Danh từ

2. Biến cách Tĩnh từ

3. Biến cách Số từ

Chương 4

ĐỘNG TỪ

A. Tổng quát về động từ

I.Động từ có gốc là danh từ

II. Động từ diễn tả thành âm

B. Các loại động từ

I. Bảy loại động từ

1. Đệ nhất động từ

2. Đệ nhị động từ

3. Đệ tứ động từ

5. Đệ ngũ động từ

6. Đệ lục động từ

7. Đệ thất động từ

II. Động từ sai bảo

III. Động từ chỉ ước muốn

C. Các thì và cách chia của động từ

I. Ba thì

II. Tám cách

D. Chia động từ

Thì hiện tại

1. Hiện tại đơn

2. Mệnh lệnh cách

3. Khả năng cách

Thì quá khứ

1. Quá khứ đơn

2. Hiện khứ

3. Bất định quá khứ

Thì vị lai

1. Vị lai đơn

2. Điều kiện cách

II. Đệ nhị động từ

Thì hiện tại

1. Hiện tại đơn

2. Mệnh lệnh cách

3. Khả năng cách

Thì quá khứ

Quá khứ đơn

Thì vị lai

Vị lai đơn

III. Đệ tam động từ

IV. Đệ tứ động từ

V. Đệ ngũ động từ

VI. Đệ lục động từ

VII. Đệ thất động từ

Chương 5

BẤT BIẾN TỪ

A. Định nghĩa

I. Upasaggas (Tiếp đầu ngữ)

II. Nipatas (Bất biến từ)

B. Trạng từ

I. Khái quát về trạng từ

II. Các loại trạng từ

Chương 6

SƠ LƯỢC VỀ CÚ PHÁP

A. Đại cương

I. Thành phần cú pháp

1. Thứ tự của câu

2. Quan hệ các từ trong câu

II. Cú pháp của danh từ

1. Cú pháp

2. Một số trường hợp khác

B. Mở rộng và phân tích một câu

I. Mở rộng

II. Phân tích câu

C. Mệnh đề

D. Làm thế nào để rút ngắn một câu

E. Mộtvài thành ngữ và đoạn văn khó

Các sách khác thuộc Ngôn Ngữ

Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Văn phạm Pali
Văn phạm Pali
Giáo trình Pali (trọn bộ)
Giáo trình Pali (trọn bộ)
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại I
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Buddhism Through English Reading
Buddhism Through English Reading
Phạn ngữ hàm thụ
Phạn ngữ hàm thụ
Thông dụng thành ngữ cố sự
Thông dụng thành ngữ cố sự
Phật Học danh số
Phật Học danh số
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 1
Phật học trung đẳng - tập 1