Tìm Sách

Tịnh Độ >> Mấy điệu sen thanh tập 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Mấy điệu sen thanh tập 1
  • Tác giả : Bành Tế Thanh & Hy Tốc
  • Dịch giả : HT. Thích Thiền Tâm
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 366
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1992
  • Phân loại : Tịnh Độ
  • MCB : 12010000005338
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

----------

Dịch giả:THÍCH THIỆN TÂM

MẤY ĐIỆU SEN THANH

TRỌN BỘ 2 QUYỂN

QUYỂN I

 

THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH

Ấn hành - P.L: 2536 - 1992

LỜI ĐẦU

        Quyển nầy bút giả tuyển dịch từ nguyên bản TỊNH ĐỘ THÀNH HIỀN LỤC của Phật giáo Trung Hoa, Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuồi đời Đạo Quang thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.

          Thật ra, người tu Tịnh độ vãng sanh rất nhiều, không phải chỉ có ngần ấy mà thôi. Nguyên do bởi những cổ thư về Tịnh độ thất lạc, phần ký lục kém thiếu, ngày xưa sự lưu thông chưa thuận tiện, nên các chuyện niệm Phật vãng sanh chưa được truyền rộng rãi và ghi chép đầy đủ. Thử nghĩ quang cảnh lúc ngài Thiện Đạo ở Trường An, ngài Thiếu Khang ở Tân Định, tiếng niệm Phật vang khắp các nẻo đường, tất biết người sanh về Tịnh độ số còn hơn muôn ức. Nhưng bao nhiêu truyện tích sưu tập trên, cũng tạm gọi là đủ để làm khuôn mẫu cho những người tu Tịnh độ đời sau.

          Trong thời gian trước, bút giả có ghi chép được hơn vài mươi chuyện niệm Phật vãng sanh ở Việt Nam, tiếc vì lúc chiến nạn bị thất lạc mất. Bởi thế, đành phải đem những chuyện vãng sanh ở Trung Hoa để làm gương khuyến tấn người tu Tịnh độ. Nơi quyền nầy, chỉ tuyển dịch ra những sự tích có phần đặc sắc trong nguyên bản, vì e nhiều quá sẽ gây sự nhàm chán cho độc giả. Trước kia, Thượng Tọa Vạn Đức (Thích Trí Tịnh) có dịch được một phần ba, lấy tên là ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC, được nhiều người ưa thích. Một vài liên hữu yêu cầu tôi xin tiếp tục công việc ấy, và dịch những chuyện vãng sanh của hàng căn cơ thời gian gần đây, để người đời nay có thể theo dấu. Vì thế ở quyển nầy, bút giả lưu ý dịch các truyện vào thời Dân Quốc cận đại nhiều hơn.

          Những lời và hạnh của thánh hiền tu Tịnh độ khi xưa, là những điệu nhạc, những đài gương để khuyến khích, soi sáng cho các hàng liên hữu. Cổ nhơn đã có vị viết sách Tịnh độ, nhan đề là LIÊN LẬU THANH ÂM. Liên Lậu là giờ khắc hoa sen, lấy sự tích đồng hồ sen nơi Bạch Liên Xã của ngài Huệ Viễn. Thanh Âm là những âm điệu thanh tao để khuyến hóa mọi người niệm Phật. Bút giả thể theo ý đó, đặt nhan đề quyển nầy là MẤY ĐIỆU SEN THANH.

          Mỗi tông phái, ngoài lý thuyết còn có phần thật nghiệm hay thật hành, Thật hành vừa để chứng minh cho lý thuyết, vừa là tấm gương sáng nhắc nhở khuyến khích người tu. Quyển này là thiên sử liệu chứng minh cõi Cực Lạc có thật, công đức niệm Phật có lợi ích ngay lúc hiện tại cho đến khi mạng chung. Cõi Cực Lạc đã có thật, thì thiên cung, địa ngục; ba cõi sáu đường, việc tội phước nhân quả, thánh thần quỉ ma, suy ra cũng đều có thật không phải hư huyển. Từ điểm này xét kỹ sâu rộng thêm, tất cả có thể dứt trừ những điều xấu ác, xu hướng về nẻo thiện lương vậy.

"Nương mình tựa án xem người cổ

Ẩn bóng trong gương ngẫm chuyện đời"

          Mong độc giả khi xem quyển này, thức tỉnh cuộc đời là khổ lụy vô thường, sớm phát tâm tìm lối giải thoát, tu các phước lành ăn chay niệm Phật. Từ sự tự tu, khuyến hóa trong thân tộc, cho đến mọi người đều tu hành, thì cõi này tuy chưa thành Cực Lạc, song trong một vùng, một xứ, cũng được nhiều phước lợi an vui.

          Ngoài ra những tình tiết của nội dung toàn quyển, có thể dẫn đạo ý thâm trầm cho người xem. Như ăn mía nhai từ ngọn đến gốc, sẽ lần tiến vào giai cảnh vậy.

LIÊN DU

 

MỤC LỤC

 

LỜI ĐẦU

PHẦN NHẤT - THÁNH NHÂN KHUYẾN HÓA:

Mã Minh Đại Sĩ trang

Long Thọ Đại Sĩ

Thiên Thân Luận Sư

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

 

PHẦN HAI - LIÊN TÔNG CHƯ TỔ:

Huệ Viễn Đại Sư (Liên Tông Sơ Tổ)

Thiện Đạo Đại Sư (Liên Tông Nhị Tổ)

Thừa Viễn Đại Sư (Liên Tông Tam Tổ)

Pháp Chiếu Đại Sư (Liên Tông Tứ Tổ)

Thiếu Khang Đại Sư (Liên Tông Ngũ Tổ)

Diên Thọ Đại Sư (Liên Tông Lục Tổ)

Tinh Thường Đại Sư (Liên Tông Thất Tổ)

Châu Hoằng Đại Sư (Liên Tông Bát Tổ)

Trí Húc Đại Sư (Liên Tông Cửu Tổ)

Hành Sách Đại Sư (Liên Tông Thập Tổ)

Thật Hiền Đại Sư (Liên Tông Thập Nhất Tổ)

Bài Văn Khuyến Phát Lòng Bồ Đề, Thật Hiền soạn

Tế Tinh Đại Sư (Liên Tông Thập Nhị Tổ)

LỜI PHỤ DỊCH GIẢ

PHẦN BA - TỨ CHÚNG VÃNG SANH:

- Huệ Vĩnh đại sư

- Huệ Kiền pháp sư

- Tăng Tế pháp sư

- Huệ Cung

- Lưu trình Chi

- Trương Kháng

- Khuyết Công Tắc

- Tăng Duệ pháp sư

- Huệ Sùng đại sư

- Đàm Giám pháp sư

- Đạo Trân pháp sư

- Đàm Loan pháp sư

- Đạo Dũ

- Trí Khải đại sư

- Trí Thông pháp sư

- Pháp Trí

- Pháp Hỷ và Thọ Hồng

- Hải Sa Di

- Đạo Kiệt pháp sư

- Quán Đảnh đại sư

- Đạo Ngang pháp sư

- Đạo Xước thiền sư

- Tăng Huyền pháp sư

- Duy Ngạn pháp sư

- Hoài Ngọc pháp sư

- Huệ Nhựt đại sư

- Tế Hàng pháp sư

- Tự Giác

- Trí Huyền pháp sư

- Hùng Tuấn

- Duy Cung

- Chí Thông

- Ngộ Ân

- Trí Lễ đại sư

- Huệ Tài pháp sư

- Tông Trách thiền sư

- Khả Cửu

- Tông Bản đại sư

- Hữu Nghiêm pháp sư

- Tông Đản pháp sư

- Nguyên Chiếu luật sư

- Nhược Ngu pháp sư

- Tề Ngọc pháp sư

- Uẩn Tề

- Tư Tề đại sư

- Tử Ngươn đại sư

- Đạo Nhân pháp sư

- Hữu Bằng đại sư

- Pháp Nhân thiền sư

- Ưu Đàm đại sư

- Hoàng Tế đại sư

- Thiền Như thiền sư

- Huệ Mộc

- Chân Tịnh

- Châu Cẩm

- Quảng Giác

- Thành Tịnh

- Triều Âm

- Dương Kiệt

- Chung Ly Cẩn

- Mã Vu

- Vương Cổ

- Hồ Yển

- Ngô Bỉnh Tín

- Lục Ngoạn

- Tiếng gọi vô thường

- Trần Toản

- Ngu Thuần Hy

- Thái Thừa Trực

- Viên Hoằng Đạo

- Kim Quang Tiền

- Tỉnh giấc mộng đời

- Tôn Trung

- Vương Điền

- Vương Nhựt Hưu

- Diêm Ban Vinh

- Dương Gia Vỹ

- Cổ Nguyên

- Trương Thủ Ước

- Hoàng Thừa Tuệ

- Văn Khải Sơ

- Châu Lộ

- Ngô Minh Hồng

- Hoàng Phủ Sĩ Phương

- Trầm Bính

- Viên Liệt Tinh

- Vương Cung

- Trương Chung Qùy

- Trương Thiện Hòa

- Kim Thích

- Phùng Mân

- Ngô Quỳnh

- Hoàng Sanh

- Ngô Mao

- Vương Ngưỡng Tuyền

- Lương Duy Châu

- Xóa sạch duyên trần

- Việt Quốc phu nhơn

- Tần Thị

- Phùng Thị

- Ngô Thị

- Diêu Bà

- Vương Thị

- Vợ Tưởng Thập Bát

- Chúc Thị

- Lư Thị

- Phí Thị

- Từ Thái nghi nhơn

- Dương Thị

- Dư Thị

- Chim Anh Võ

- Chim Cù Cáp

- Gà biết niệm Phật

- Một trăm bài kệ niệm Phật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỰA

 

          Đức Phật ra đời với nhân duyên mở bày chân tánh, khiến cho chúng sanh thoát dòng mê khổ, ngộ vào bản thể sáng suốt, an vui. Bao nhiêu pháp môn, tất cả nghĩa lý mầu nhiệm trong một đời giáo hóa của đức Bổn Sư, đều không ngoài mục đích ấy. Nhưng, tìm một lối thắng tắt để mau thoát khỏi đường sanh tử, một pháp hợp lý, hợp cơ cho chúng sanh giữa thời buổi này, chỉ có môn Tịnh Độ. Tại sao thế?. Vì trong đời mạt pháp, người tu hành bị nhiều chướng duyên làm thối chuyển. Nhìn về người: Phần sắc thân hay đau yếu, mạng sống ngắn ngủi; phần tâm tánh thì nghiệp hoặc sâu nặng, trí tuệ tối mờ. Xét về cánh: Phần đời thường xảy ra nạn nước tại trời; phần đạo lại ít bậc thiện tri thức dắt dẫn, nhiều kẻ dối tu, dẫy đầy mối dị đoan, tà ngoại! Cho nên trong kinh Đại Tập, đức Như Lai huyền ký rằng: "Đời mạt pháp ức ức người tu hành, song khó được một kẻ ngộ đạo, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi...".

          Thời gian gần đây, ở Trung Hoa, có Ấn Quang Pháp sư là bậc danh đức trong Tăng giới. Ngài suốt thông cả tông lẫn giáo, chuyên dùng pháp môn niệm Phật làm phương tiện lợi mình lợi người. Trước tiên, Pháp sư xuất gia ở đỉnh Chung Nam, sau một thời gian đi tham học các nơi, lại về ẩn tích tại non Phổ Đà, nơi lầu tàng kinh Pháp Vó. Tuy mấy mươi năm khổ hạnh, ít cùng người ngoài giao thiệp, nhưng dấu cao nhân một phen bị khách trần khám phá, ngọn gió thanh bay thoáng khắp xa gần. Biết được hạnh đức của Pháp sư, Tăng tục bốn phương đều ngưỡng mộ; có kẻ vượt suối trèo non mà cầu lời chí thị, có người mượn tin hồng nhạn để hỏi lối nam châm. Những thủ bút của Ngài được hàng cư sĩ sưu tập lại thành mươi quyển và cho in ra với nhan đề ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO. Bình sanh, Pháp sư ấn tặng sách Phật được năm triệu bộ, tượng Phật hơn một triệu xấp. Đệ tử của Pháp sư đến hơn hai mươi muôn người, nhiều vị nhờ ơn chỉ dạy của Ngài, được sanh về Cực Lạc, khi lâm chung đều có chứng nghiệm. Năm Dân Quốc thứ 29, Pháp sư biết trước ngày về Tây phương, ngồi thoát hóa ở Linh Nham Tịnh tông đạo tràng, hưởng tuổi đời tám mươi và được sáu mươi Tăng lạp. Lúc làm lễ trà tỳ, ba mươi hai cái răng còn nguyên, xá lợi ngũ sắc hiện ra rất nhiều. Sau khi Pháp sư vãng sanh, giới Phật tử xuất gia, tại gia cảm nhớ đức hóa lớn lao của Ngài, hợp nhau làm lễ truy niệm và đồng ý suy tôn Ngài làm vị Tổ thứ mười ba trong tông Tịnh Độ.

          Bộ Văn Sao của Pháp sư, khi mới xuất gia, tôi đã được hân hạnh xem qua. Trong thời kỳ nhập thất gần đây, một thuận duyên đưa đến, tôi lại có cơ hội khảo duyệt lần nữa, để giúp sư thắng tấn trên đường tu niệm. Nhận thấy trong ấy có nhiều điểm hữu ích cho người niệm Phật, tôi lựa rút những đoạn cần thiết phiên dịch ra quốc văn, lấy nhan đề: "LÁ THƠ TỊNH ĐỘ". Đáng lẽ trong quyển này, tôi phải phụ thích để nhấn rõ một vài điểm thiết yếu, và giải đôi chỗ khó hiểu với người sơ cơ, nhưng vì sức khỏe kém nên ý nguyện không thành. Tôi lại thẹn mình nghiệp hoặc sâu dày, đường tu không thấy tiến bộ, bắt buộc phải để tinh thần nhiều hơn trong sự nhiếp niệm, nên khi phiên dịch lời lẽ thô sơ, đã chẳng diễn tả được ý nghĩa thâm thúy của Pháp sư, lại làm lờn mắt xanh của làng học Phật! Tuy nội dung còn nhiều khuyết điểm, nhưng nhân duyên đã thế, âu cũng xin tùy phần tùy sức mà dâng chút ngu thành! Sự phiên dịch đây, với tôi, chỉ có mục đích góp phần khuyến tấn lẫn nhau cùng các bạn sen trên đường Cực Lạc.

          Nếu công việc nầy có thể giúp quí vị nào nơi sự kiến giải cũng như tu niệm, xin đem kết quả ấy hồi hướng trang nghiêm Tịnh độ cho bốn ơn ba cõi và pháp giới hữu tình.

 

Ngày Phật thành đạo, P.L. 2.500

                                                                                                        LIÊN DU

 

MỤC LỤC

 

* Tựa

- Thơ đáp Cư Sĩ Đặng Bá Thành

- Thơ đáp Cư Sĩ Đặng Tân An

- Thơ đáp Cư Sĩ Cao Thiệu Lân

- Thơ gởi Cư Sĩ Trần Tích Châu

- Thơ đáp Cư Sĩ Lâm Giới Sanh

- Thơ đáp Anh Em một vị Cư Sĩ ở Vĩnh Gia

- Thơ đáp Cư Sĩ Bộc Đại Phàm

- Thơ gởi Cư Sĩ Vệ Cẩm Châu

- Thơ đáp một Cư Sĩ ở Vĩnh Gia

- Thơ gởi Nữ Sĩ Từ Phước Hiền

- Thơ gởi Đế Nhàn Pháp Sư

- Thơ đáp một Cư Sĩ ở Vĩnh Gia

- Thơ đáp một Cư Sĩ

- Thơ đáp Cư Sĩ Trẩn Huệ Siêu

- Thơ đáp Ly Ẩn Tẩu

- Thơ đáp Cư Sĩ Phạm Cổ Nông

- Thơ đáp Cư Sĩ Ngô Hi Chân

- Thơ đáp Cư Sĩ Lưu Trí Không

- Thơ đáp Cư Sĩ Châu Trí Mậu

- Thơ đáp Cư Sĩ Uông Võ Mộc

- Thơ đáp một Cư Sĩ ở Ninh Ba

- Thơ đáp Cư Sĩ Nhạc Tiên Kiều

- Thơ đáp Cư Sĩ Trương Văn Lôi

- Thơ đáp Cư Sĩ Tạ Dung Thoát

- Thơ đáp Cư Sĩ Tạ Thành Minh

- Thơ đáp Cư Sĩ Mã Khế Tây

- Thơ đáp một Cư Sĩ ở Dõng Giang

- Thơ đáp hai Cư Sĩ Ngạn Như, Dật Như

- Thơ gởi Cư Sĩ Bao Sư Hiền

- Thơ đáp Pháp Hải Đại Sư

- Thơ đáp Cư Sĩ Hoàng Hàm Chi

- Thơ đáp Cư Sĩ Hà Huệ Chiếu

- Thơ đáp Cư Sĩ Úc Trí Lãng

- Thơ đáp một vị Cư Sĩ

- Thơ đáp Cư Sĩ Châu Mạnh Do

- Thơ đáp Cư Sĩ Cừu Bội Khanh

- Thơ khuyên dạy một vị Tỳ Kheo Ni

- Thơ đáp Cư Sĩ Phạm Cổ Nông

- Thơ khuyên người mới phát tâm học Phật

- Thơ đáp Cư Sĩ Châu Tụng Nghiêu

- Thơ đáp Cư Sĩ Dương Đức Quang

- Thơ đáp Cư Sĩ Phật Điển

- Thơ đáp Cư Sĩ Hoàng Tụng Bình

- Thơ đáp Cư Sĩ Trạch Phạm

- Đáp 20 câu hỏi của Cư Sĩ Khúc Thiên Dương

- Một bức thơ phúc đáp khắp nơi

* Vườn thơ Tịnh Độ

* Lời bạt

Các sách khác thuộc Tịnh Độ

Thiết Lập Tịnh Độ
Thiết Lập Tịnh Độ
Lá thư tịnh độ
Lá thư tịnh độ
Tây Phương hiệp luận
Tây Phương hiệp luận
Pháp môn Tịnh Độ thù thắng
Pháp môn Tịnh Độ thù thắng
Đường Về Cực lạc
Đường Về Cực lạc
Thiết lập Tịnh Độ
Thiết lập Tịnh Độ
Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư
Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư
48 lời nguyện Phật A Di Đà
48 lời nguyện Phật A Di Đà
Niệm Phật thành Phật
Niệm Phật thành Phật
Quy tắc TRỢ NIỆM LÂM CHUNG
Quy tắc TRỢ NIỆM LÂM CHUNG
Hiện tiền tu học như thế nào mới được tự tại vãng sinh
Hiện tiền tu học như thế nào mới được tự tại vãng sinh
Pháp môn một đời thành Phật
Pháp môn một đời thành Phật