TOÀN TẬP TRẦN THÁI TÔNG
LÊ MẠNH THÁT
NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
LỜI NÓI ĐẦU
Vua Trần Thái Tông là người đã khai sáng ra một triều đại oanh liệt của dân tộc, một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự tài ba của đất nước. Điều này, qua mấy trăm năm lịch sử đã khẳng định. Không những thế, vua Trần Thái Tông còn là một nhà văn, nhà thơ, có những đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam. Có thể nói, nhà vua là một trong những tác già đầu tiên của văn học Việt Nam, mà tác phẩm đã được bảo lưu tương đối nhiều, giúp cho những ai quan tâm đến lịch sử dân tộc có điều kiện đọc và tìm hiểu.
Có lẽ do đánh giá như thế, mà trong gần 800 năm qua, tác phẩm của vua Trần Thái Tông đã được sưu tầm, nghiên cứu và học tập, thậm chí được nâng lên hàng kinh điển. Một số thư tịch vào thế kỷ thứ 19 đã không gọi Khóa hư lục mà gọi là Khóa hư kinh, thể hiện niềm kính trọng của nhân dân ta đối với tác phẩm này. Thế là, ngay từ thời vua còn sống, hay sau khi mất không lâu, một số tác phẩm đã được tập hợp lại. Nhờ vậy, chúng ta còn có sở hữu được nó ngày hôm nay. Song, qua quá trình truyền bản, việc thất thoát chắc đã xảy ra, mà ngày nay ta còn tìm thấy một số dấu hiệu.
Số tác phẩm mới mà chúng tôi đưa vào trong Toàn tập này không nhiều, chỉ gồm hai bài thơ có trong Việt Âm thi tập và một bài biểu gởi cho vua Lý Tông của nhà Tống ở Trung Quốc. Hai bài thơ đã được in chỗ này chỗ kia trong các tác phẩm của thế kỷ 20, như cuốn Việt Nam Phật Giáo sử lược của Mật Thể (1944), thơ văn Lý – Trần của Viện Văn Học (1989). Riêng bài biểu do Lê Sực ghi lại trong An Nam chí lược thì chưa được bất cứ một tác phẩm nào trích ra và công bố. Cho nên, Toàn tậpTrần Thái Tông lần này bao gồm cả bài biểu vừa nêu.
Trong việc sưu tầm và nghiên cứu các tác phẩm của vua Trần Thái Tông, chúng tôi có sự giúp đở của nhiều thiện tri thức, đặc biệt là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã cung cấp cho chúng tôi bản Thánh Đăng Ngữ Lục in thời Tự Đức và Đại Đức Thích Hạnh Tuấn đã gửi cho tác phẩm The Formation of Ch’an Ideology in China and Korea, The Vajrasamàdhì – sùtra , a Buddhist Apocryphon của Buswell. Cho phép chúng tôi chân thành gửi lời cám ơn.
Vạn Hạnh
Mùa đông năm Quý Mùi – 2003
Lê Mạnh Thát
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần thứ nhất
NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN THÁI TÔNG
Chương một
Dòng dõi và tuổi trẻ vua Trần Thái Tông
Dòng dõi và tên húy của cha mẹ vua Trần Thái Tông
Về việc lên ngôi vua
Sự kiện đêm mùng 3 tháng 4 năm Bính Thân ( 9-5-1926)
Nguyên do của Sự kiện đêm mùng 3 tháng 4 năm Bính Thân (9-5-1926)
Về Quốc sư Trúc Lâm đại sa môn
Chương hai
Vua Trần Thái Tông và cuộc chiến tranh năm Đinh Tỵ (1257-1258)
Những chính sách chuẩn bị đối phó với cuộc chiến
Cuộc chiến tranh năm 1258
Chương ba
Thoái vị và những năm tháng cuối đời
Chiến dịch ngoại giao với Tống và Nguyên
Về tên gọi Quang Bính
Những thành tựu ngoại giao
Nguồn gốc của mô hình nhường ngôi
Chương bốn
Hoạt động Phật giáo và những ngày tháng cuối đời
Về Thiền sư Thiên Phong
Về Thiền sư Đức Thành
Quan điểm thế tục hóa Phật giáo
Những ngày cuối cùng
Chương năm
Về tác phẩm của vua Trần Thái Tông
Vấn đề truyền bản của Khóa hư lục
Các tác phẩm khác của vua Trần Thái Tông
Chương sáu
Vấn đề và tư tưởng chính trị của vua Trần Thái Tông
Quan điểm Phật ở lòng
Quan điểm về ý muốn và tấm lòng
Chương bảy
Quan điểm Thiền của vua Trần Thái Tông
Về kinh Kim cương tam muội
Nguyên Hiểu và Kim Cương tam muội kinh luận
Vấn đề ngụy tạo
Tình thức và Yêm ma la thức
Chương tám
Phong cách Thiền của vua Trần Thái Tông
Phương thức niệm Phật
Phương thức lễ sám
Phương thức thiền
Chương chín
Vị trí văn học của vua Trần Thái Tông
TÁC PHẨM THƠ VĂN
TRẦN THÁI TÔNG
Lời dẫn
Nói rộng về bố núi
Giảng rộng về sắc thân
Rộng khuyên phát lòng bồ đề
Văn răn sát sính
Văn răn trộm cắp
Văn răn ham sắc
Văn răn nói dối
Văn răn về rượu
Bàn về giới định tuệ
Bàn về thụ giới
Bàn về niệm Phật
Bàn về ngồi thiền
Bàn về gương tuệ
Tựa Thiền Tông chỉ nam
Tựa Kim cương tam muội
Tựa bài văn Bình đẳng lễ sám
Giảng rộng về con đường vươn lên
Ngữ lục hỏi đáp với học trò
Niệm tụng kệ
Tựa Lục thời sám hối khoa nghi
Gởi thầy Đức Sơn am Thanh Phong
Tiễn sứ Bắc Trương Hiển Khánh
Biểu nhường ngôi cho con
Bản sách dẫn
Nguyên bản Hán văn