TỔNG TẬP VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TẬP BA
LÊ MẠNH THÁT
LỜI NÓI ĐẦU
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1. Đó là “sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác giả, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX“.
Lý do nằm ở chỗ Thiền uyển tập anh ra đời sớm lắm thì cũng từ năm 1337, tức là sau các tác giả như Trần Thái Tông, Tuệ Trung , Trần Nhân Tông v.v.. rất nhiều, mà phần lớn thuộc vào thế kỷ thứ XIII. Thêm vào đó, nếu chấp nhận giả thiết của chúng tôi về tác giả Thiền uyển tập anh là thiền sư Kim Sơn, thì niên đại càng muộn màng hơn nữa, vì Kim Sơn phải sống cho đến lúc vua Trần Minh Tông mất vào năm 1357.
Tuy thế, vì Thiền uyển tập anh là một tác phẩm tập hợp các tư liệu liên hệ tới giai đoạn Phật giáo từ khi Sáu lá thư ra đời cho đến lúc vua Trần Thái Tông lên ngôi. Cho nên, về một mặt nào đó, ta có thể coi Thiền uyển tập anh như một đại biểu cho văn học Phật giáo Việt Nam của giai đoạn ấy. Đó là nguyên nhân vì sao chúng tôi đã đưa Thiền uyển tập anh vào Tổng tập 3 này .
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tựa
Phần I
Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh
I. Vấn đề truyền bản
1. Truyền bản đời Trần
2. Truyền bản đời Hồ
3. Truyền bản 6 quyển
4. Truyền bản đời Lê sơ
5. Truyền bản đời Lê I
6. Truyền bản đời Lê II
7. Truyền bản đời Nguyễn
8. Bản chép tay A.2767
9. Vấn đề chọn lựa truyền bản
II. Vấn đề tên gọi
III. Vấn đề soạn niên và tác giả
1. Thiền uyển tập anhlà một tác phẩm đời Trần
2. Thiền uyển tập anhđược viết vào năm 1337
3. Vấn đề tác giả Thiền uyển tập anh
IV. Những nguồn sử liệu và phương pháp viết sử
1. Những nguồn sử liệu cơ sở
2. Nguồn sử liệu phụ
3. Phương pháp viết sử
V. Vấn đề hiệu bản , phiên dịch và chú thích
Bảng hiệu đối
Phần II:
Bản dịch Thiền uyển tập anh
Bài tựa in lại Thiền uyển tập anh
Thiền uyển tập anh ngữ lục-Quyển thượng
Thiền uyển tập anh ngữ lục - Quyển hạ
Dòng pháp của Tì Ni Đa Lưu Chi chùa Pháp Vân
PHẦN III
Chú thích Thiền uyển tập anh
Bài tựa in lại Thiền uyển tập anh
Thiền uyển tập anh bạt hậu
PHẦN IV
Bảng chỉ dẫn
PHẦN V
Nguyên bản Hán văn