Tìm Sách

Tri thức Phương Tây >> Triết Học cổ đại Hy Lạp La Mã


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Triết Học cổ đại Hy Lạp La Mã
  • Tác giả : Hà Thúc Minh
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 354
  • Nhà xuất bản : NXB Mũi Cà Mau
  • Năm xuất bản : 1996
  • Phân loại : Tri thức Phương Tây
  • MCB : 12010000010064
  • OPAC : 10064
  • Tóm tắt :

10064 – TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI HY LẠP  LA MÃ

 HÀ THÚC MINH    - NXB CÀ MAU – 1996

 Lời nói đầu

Từ trước đến nay chưa có ai phủ nhận giá trị của triết học cổ đại Hy Lạp - La Mã. một dân tộc nhỏ bé như Hy Lạp đã chiếm một vị trí không bé nhỏ chút nào trong lịch sử của nhân loại. Những nhà triết học thiên tài này đã phác thảo ra bức tranh triết học toàn cảnh. Những câu hỏi và lời đáp của họ còn vang vọng đến hàng nghìn năm về sau.

 Tồn tại giới tự nhiên là gì ? Thế giới này từ đâu mà ra và đi về đâu ? Mối quan hệ giữa cái gọi là tồn tại và phi tồn tại như thế nào ? Liệu có cái nào gọi là phi tồn tại hay không ?

Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không ? Mồi quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính như thế nào ? Tư duy con người có quy luật gì không ?

Xã hội con người là gì ? Do đâu mà xuất hiện văn hóa văn minh ? Vì sao con người có mặt trên thế gian này mục đích cuối cùng của cuộc sống là gì ? Thế nào là cái thiện , cái thiện mỹ , thế nào là hạnh phúc ? …

Nếu bạn ít nhiều băn khoăn về những vấn đề đó thì triết học Hy Lạp – La Mã đã đem đến cho bạn lời giải đáp. Đương nhiên không có lời giải đáp nào là cuối cùng cả.

Những quan điểm duy vật thường phù hợp với xu thế đi lên, với xu thế tiến bộ. Những quan điểm duy tâm thì ngược lại. Bạn cũng có thể tìm thấy những lời giải đáp sâu sắc cũng như những kiến giải ngây ngô ở buổi bình minh này của nhân loại. Tuy vậy, không thể là duy vật hay duy tâm, biện chứng hay siêu hình đều để lại những ấn tượng khó phai mờ.

Thiếu sót của họ như Engels đã nói: thấy rừng mà không thấy cây. Có lẽ với cái nhìn của người phương Đông cũng nên bổ sung thêm là họ đã nhìn ra thế giới bên ngoài nhiều hơn là thế giới bên trong. Chính đó là cái sở đoản của triết học phương Đông. Triết học Hy Lạp – La Mã giúp ta bổ sung những sở đoản đó (bổ sung chứ không phải hoán vị).

Tập sách mỏng này chỉ là giọt nước trong bể cả đại dương Hy Lạp. Mong rằng nó sẽ góp phần nhỏ trong việc tìm hiểu nền triết học mà Engels nói không có nó “thì không có châu Âu hiện đại được”. (1)

                                    TP. Hồ Chí Minh cuối thu 1993

                                              H.T.M

(1) : Chống Duhring, NXB ST . HN. 1984 , tr 301

 

MỤC LỤC               

                                                                                                    

LỜI GIỚI THIỆU                                                                    

LỜI NÓI ĐẦU                                                                      

Chương I : TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ XUẤT HIỆN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI                          

1. Địa lý – Lịch sử   

2. Về tình hình đấu tranh giai cấp trong xã hội chiếm hữu nô lệ 

3. Về văn hóa Hy Lạp – La Mã thời kỳ cổ đại

4.Phân kỳ lich45 sử Triết học Hy Lạp – La Mã

Chương II : THỜI KỲ HÌNH THÀNH CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI   

       1.1 Thalès

       1.2 Anaximandre

       1.3 Anaximène

1. Trường phái Miler

2. Trường phái Ephèse

3. Trường phái Pythagore

4. Trường phái Elée

       4.1 Xénophane

       4.2 Parménide 

       4.3 Zénon 

Chương III : THỜI KỲ PHỒN VINH CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP

1. Hoàn cảnh lịch sử

2. Anaxagore

3. Empédocle 

4. Leucippe và Démocrite

       4.1 Leucippe

       4.2 Démocrite

5. Trường phái Xô-phít

       5.1 Protagoras

       5.2 Gorgias

6. Socrate

7. Những trường phái Socrate nhỏ

       7.1 Trường phái Mé gare

       7.2 Trường phái Cynique

       7.3 Trường phái Cyrèn

8.  Platon 

9. Aristote

Chương IV : THỜI KỲ SUY TÀN CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI  HY LẠP

1. Trường phái hoài nghi

2. Chủ nghĩa khắc kỷ

3. Epicure

4. Lucrèce

THAY PHẦN KẾT LUẬN  

PHẦN PHỤ LỤC

1. Tác phẩm để lại của Héraclite

2. Tác phẩm để lại của Démocrite

3. Platon

       3.1 Bàn về ý niệm 

       3.2 Về lý thuyết hồn bất tử ,thuyết hồi ức và thuyết ý niệm

       3.3 Platon bàn về đời sống cộng đồng của giai cấp thống trị

       3.4 Thần kim loại sử dụng khác nhau để tạo ra những

 con người khác nhau

4. Aritote 

       4.1 Mục đích và đối tượng triết học thứ nhất  

       4.2 Tự nhiên và vật tự nhiên

5.Trường phái hoài nghi

       5.1 Anaxarchos

       5.2 Pyrrhon

6. Epicure

7. Lucrèce

                                                                                              

Các sách khác thuộc Tri thức Phương Tây

Đại cương văn học Đức
Đại cương văn học Đức
Lịch Sử Triết Học Phương Tây II
Lịch Sử Triết Học Phương Tây II
Lịch Sử Triết Học Phương Tây I
Lịch Sử Triết Học Phương Tây I
Triết học Hiện Sinh
Triết học Hiện Sinh
Triết Học KANT
Triết Học KANT
Triết học Descartes
Triết học Descartes
Câu chuyện Triết Học
Câu chuyện Triết Học
Socrate
Socrate
Tâm thần học
Tâm thần học
Đắc nhân tâm - bí quyết để thành công
Đắc nhân tâm - bí quyết để thành công
Nhập môn Xã Hội Học
Nhập môn Xã Hội Học
Martin Heidegger tư tưởng hiện đại
Martin Heidegger tư tưởng hiện đại