Tìm Sách

Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu >> Kỷ yếu 5 năm Thiền Viện Trúc Lâm 1994-1999


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kỷ yếu 5 năm Thiền Viện Trúc Lâm 1994-1999
  • Tác giả : Ban biên tập Thiền Viện Trúc Lâm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 164
  • Nhà xuất bản : NXB TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1999
  • Phân loại : Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu
  • MCB : 12010000008275
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KỶ YẾU 5 NĂM THIỀN VIỆN TRÚC LÂM 1994-1999

NXB TP. HCM

 

DUYÊN KHỞI

Đối với xã hội, thời gian là một cây thước để đánh giá sự phát triển, sự trưởng thành, những thành tựu, của môt tổ chức, của mộ kế hoạch đối với đơn vị. Đối với Thiền Viện Trúc Lâm, là nơi chuyên tu, hằng ngày thiền sinh chỉ sống  với cái “đang là”, cái hiện tiền, nên  thời gian trở thành vô nghĩa, và cũng không chấp vào  những việc làm, hay chỗ sở ngộ của mình…

Nhưng vì chúng tôi sống trong vòng tục đế, còn mối tương giao với xã hội: - Thiền Viện Trúc Lâm, là một thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, một tế bào của cộng đồng dân tộc. Do đó, thể theo lời yêu cầu của nhiều người có mối tương quan đến Thiền viện, chúng tôi kính trình lên Hòa thượng Viện trưởng, xin phép cho Tăng Ni thiền sinh “vọng tưởng 2 tuần”. để đóng góp bài vở cho tập kỷ yếu này.

Vì lâu ngày không tư duy, không viết lách; suốt 5 năm qua chỉ chuyên chú “chăn trâu”, nay bỗng dưng bảo viết bài, thì thật khốn khổ…Bởi tu là một quá chuyển hóa tâm thức, tiêu trừ nghiệp chướng, bào mòn bản ngã, nên chẳng ai muốn viết để làm tăng cái ngã, mà ngày đêm mình phải nỗ lực tiêu trừ dần. Do đó, bài viết hẳn là kém văn chương, và có người cũng không muốn trình bày hết chỗ công phu, sự nhận được của mình…

Đây là tâp kỷ yếu nội bộ, nên những ai đọc để thưởng thức  văn chương cú pháp, thì không phải chỗ để thưởng thức, để phê phán. Nhưng nếu ai muốn tìm hiểu con đường trở về nội tâm của Thiền Viện Trúc Lâm, do HT Trúc Lâm chủ xướng, để khôi phục lại  dòng Thiền Trúc lâm Yên Tử (hay Thiền Tông Việt Nam), để thể nghiệm trong 5 năm qua, đã thực sự mang lại những thành quả nào; cũng như muốn biết tâm trạng, sinh hoạt tu học, của các thiền sinh trong thiền viện như thế nào, thì xin mời quí vị bước vào vườn Thiền Trúc Lâm, để thưởng lãm những hoa trái đầu mùa sau 5 năm ươm trồng, chăm sóc. Từ đó, quý vị có đủ niềm tin vào con đường mà chúng ta đã chọn và đang đi – đã đưa được bao người “trở về đến nhà”.Vì thời gian gieo trồng không đều, có cây được 5 năm, có cây chỉ vài năm, thậm chí có cây chỉ mới trồng có vài tháng, chúng tôi cũng hái vào “giú ép”. Tuy hương vị chưa đậm đà thiền vị, nhưng cũng góp phần tri thức cho những ai muốn tìm hiểu, ngắm nghé bước vào vườn Thiền này.

Bằng tất cả tấm lòng thành kính và biết ơn, chúng con kính dâng lên Thầy “người” đã tận tình giáo dưỡng chúng con trên bước đường tu học, để có được thành quả sơ khỏi ngày hôm nay. Và để đáp lại một phần nào, tấm lòng hoài vọng của chư nam nữ Phật tử, đã nhiệt tình hỗ trợ tứ sự (ăn, mặc, ở , bệnh) cho chúng tôi tu học…

Đối với đạo hay đời, một ông thầy dù dạy hay, dạy giỏi đến đâu, cũng không thể làm cho tất cả môn đồ của mình trở thành giỏi, bởi vì mỗi người còn có  nghiệp báo riêng; vì thế chỗ nhận đucợ của hành giả có sâu cạn khác nhau.

Vì chúng tôi còn đang tu tập, để không làm chướng ngại cho đường tu của mình, nên tên của Tăng, Ni, Thiền sinh Thiền Viện Trúc Lâm đều được thay bằng  một bút hiệu, những bài viết từ các nơi gởi về, chúng tôi giữ nguyên pháp danh hoặc thế danh.

Một trong những đặc điểm của Thiền Viện Trúc Lâm là người cư sĩ tại gia nếu biết y pháp, khéo vận dụng tu theo hoàn cảnh của mình thì có kết quả  chẳng kém người xuất gia. Do đó, trong tập kỷ yếu này, chúng tôi dành một số trang, để trưng bày những hoa trái có hương vị khá đậm đà của hàng Phật tử tại gia ở trong và ngoài nước, đã gởi về trình với thầy chúng tôi, hoặc cho tập kỷ yếu này.

Đây là tập kỷ yếu của những người không chuyên nghiệp, nên sẽ  không sao tránh khỏi những điều sai sót; chúng tôi hoan hỷ lắng nghe  đóng góp chân tình  để học hỏi thêm, và xin chân thành cảm niệm công đức của liệt quý vị,đã hổ trợ  duyên cho tập kỷ yếu này được hình thành.

Giấy trắng nguyên tự trắng,

Dấu mực chẳng bớt thêm

Bút xưa đường nét tuyệt

Lộ chữ khơi Thiền Tông

 

BAN BIÊN TẬP

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

Các sách khác thuộc Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 1
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 1
Kỷ yếu Tưởng Niệm HT Thích Mãn Giác
Kỷ yếu Tưởng Niệm HT Thích Mãn Giác
Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay số 18
Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay số 18
Tạp chí Viên Âm
Tạp chí Viên Âm
Tạp chí Từ Quang
Tạp chí Từ Quang
Tạp chí Tư Tưởng
Tạp chí Tư Tưởng
Tạp chí An Lạc
Tạp chí An Lạc
Tạp chí Đuốc Tuệ
Tạp chí Đuốc Tuệ
Tạp chí Vạn Hạnh
Tạp chí Vạn Hạnh
Tạp chí Liên Hoa
Tạp chí Liên Hoa
Kỷ yếu ngày về cội 1996
Kỷ yếu ngày về cội 1996
Tạp chí Phật học Từ Quang
Tạp chí Phật học Từ Quang