FESTSCHRIFT – KỶ YẾU ĐẠI HỌC HUMBOLDT
200 NĂM (1810-2010)
KINH NGIỆM THẾ GIỚI & VIỆT NAM
Chủ biên: Ngô Bảo Châu – Pierrer Darriulat
Cao Huy Thuần – Hoàng Tụy
Nguyễn Xuân Xanh – Phạm Xuân Yêm
NXB TRI THỨC
LỜI NÓI ĐẦU
KỶ YẾU HUMBOLDT 200 NĂM
Hay là
TÌM LẠI NGUỒN GỐC CỦA ĐẠI HỌC
Nguyễn Xuân Xanh
“Trong các quần thể sinh vật, và các cộng đồng đại học, đã xảy ra nhiều giai đoạn canh tân hay lai giống khi có những hình thái mới xuất hiện. Đối với đại học, một trong những giai đoạn này đã diễn ra ở thế kỷ thứ 19. Nó là phần lớn công lao của Willbelm Humboldt. Không phải chỉ nước Đức, mà toàn thế giới học thuật mang ơn ông”.
ERIC ASHBY
Nhà khoa học và giáo dục Anh
Năm 2010, kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa trong lĩnh vực giáo dục đại học: Đại học Humboldt tròn 200 năm tuổi, 1810-2110. Một số người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến giáo dục đại học đã bàn nhau và kêu gọi các nhà khoa học, nghiên cứu Việt Nam cùng làm số Kỷ yếu Humboldt 200 năm. Đại học là cái chìa khóa của sự chấn hưng quốc gia, của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của quốc gia. Nhưng đại học Việt Nam chưa được trao sứ mệnh thiêng liêng này. KHông những thế, giáo dục và khao học của ta “không chỉ tụt hậu mà đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, hết sức‘không giống ai’ và đó là nguồn gốc mọi vấp váp, khó khăn kho hội nhập nếu không kịp chấn chỉnh” như GS Hoàng Tụy đã cảnh báo. Trên hầu hết các diễn đàn khoa học thế giới, Việt Nam đang thua thiệt, và đang tiếp tục trễ tàu (xin xem bài Lại lỡ một chuyến tàu của Trương Văn Tân).
Vì sao chúng tôi làm việc này?
Đại học Humboldt (Berlin, Đức) là Bà Mẹ của đạo học hiện đại thế giới. Nền đại học hiện đại thế giới, từ châu Âu, Hoa Kỳ đến Nhật Bản, châu Á… đều mang dòng máu này trong người. Nói đến đại học hiện đại, cộng đồng học giả thế giới không thế không nghĩ đến cái tên Wilhelm von Humboldt (1767-1835) là nhà cải cách đại học và giáo dục của Phổ thế kỷ thứ 19, và những nguyên lý của ông đặt ra cho đại học Berlin được thành lập năm 1810 trong tinh thần khai phóng và khoa học để giải phóng sự kìm hãm và trí tuệ trí thức của nước Phổ ở thế kỷ thứ 18. Đại học Berlin không những đã làm thay đổi toàn bộ khuôn mặt đại học Đức, góp phần quyết định đưa nước Đức lên vị trí cường quốc về kinh tế, quân sự và khoa học vaò cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, mà còn làm ảnh hưởng lớn lao đến toàn bộ đại học thế giới. Đại học Berlin ra đời trong hoàn cảnh Phổ bị làm nhục kho bị quân đội Napoléon đáng sụp trong một ngày vào năm 1806. Đại học Berlin ra đời nhằm “ lấy những sức mạnh tinh thần bù đắp những tốn thất về vật chất” như vua Phổ Friedrich Wihelm III khẳng định. Thực tế, qua mô hình Đại học Berlin , Humboldt đã đem lại cho quốc gia Phổ những sức mạnh tinh thần thần kỳ, để Phổ sau hơn nửa thế kỷ lột xác, trở thành một cường quốc ngang bằng với các nước khác ở châu Âu.
Ý nghĩa nào của chúng tôi làm việc này?
Giáo dục đại học Việt Nam cho đến nay là giáo dục có lẽ chưa có nền tảng triết lý, ý thức lịch sử sâu xa, và còn xa với sứ mạng và những giá trị nhân văn, khai minh mà đại học đem lại cho xã ội trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các nguyên lý của Đại học Humboldt đã bén rễ hơn nửa thế kỷ, bởi những nhà khoa học đi trước như GS Hồ Đắc Di, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, nhưng đến nay vẫn chưa có vị trí xứng đáng, nếu không nói là rất lu mờ. Nghiên cứu, học thuật chưa phải là đầu tàu của khoa học . Việt Nam cũng chưa có một tạp chí giáo dục đại học tương xứng để làm diễn đàn trung thực cho trí thức về những vấn đề giáo dục đại học. Việt Nam dường như chưa có văn hóa giáo dục đại học rộng rãi cho mình.
Nền đại học Việt Nam hiện nay đang bị xem xuống cấp so với khu vực một cách “bất bính thường” và khó hiểu. Bao nhiêu nỗ lực anh dũng của các nhà khoa học Việt Nam của các thế hệ đầu tiên chỉ đủ để góp phần xây dựng một nền móng giáo dục trung bình làm bệ phóng, nay đang bị xói mòn, chứ chưa đủ để làm cho nền đại học và khoa học Việt Nam thăng hoa. Ngô Bảo Châu với chiếc huy chương Fields danh giá, nhận được cùng năm kỷ niệm Đại học Humboldt đã soi sáng hơn bao giờ hết khoảng cách lớn lao bất hợp lý giữa sự thật tiềm năng và hiện thực đại học Việt Nam, giữa “thi ca và sự thật” .
Việt Nam trong khoảng giữa thé kỷ 20 cũng đã từng có một ‘thế hệ vàng’ học giả, một ‘galaxy’ học giả vừa Quốc học, vừa Tây học, để mượn từ của một học giả VN tại Pháp, mà nếu tiếp tục được phát huy thì một nền đại học VN hôm nay chắc chắn đã lên đỉnh cao trong khu vực. Miền Nam trước 1975 cũng có một nền giáo dục đại học phát triển dầy hy vọng, rất khai phóng dân tộc, rất tự chủ, và quốc tế. Nay nhìn lại, cả thế hệ vàng đó đã qua đi mà không có lớp người thừa kế, và tinh thàn học thuật hôm nay không còn giống tinh thần học thuật hôm qua.
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả những người đả đóng góp bài vở và công đức để làm nên số kỷ yếu này, cám ơn các thành viên của Ban chủ biên và Ban tư vấn cũng như hiều bạn trẻ đã rất sốt sắng tham gia bằng những đóng góp rất cụ thể. Chúng tôi đặc biệt cám ơn GS Ngô Bảo Châu, người VN đẩu tiên được đăng quang trên sân khấu tài năng toán học thế giới với huy chương Fields danh giá diễn ra vào đúng năm kỷ niệm Đại học Humboldt, đã đem lại niềm vui và tự hào to lớn cho mỗi người VN. Chúng tôi đặc biệt cám ơn GS Pierre Darriulat, “một ông Tây”, một người bạn rất thân cũa VN, rất quen thuộc qua nhiều diễn đàn, rất thẳng thắn, và dấn thân cho cải cách giáo dục đại học VN với những ý tưởng sắc bén ‘rất Tây’ (Xin xem bài Chiếc búa lớn hơn trong kỷ yếu). Chúng tôi cảm ơn các hà nghiên cứu và nhà khoa học Cao Huy Thuần, Hoàng Tụy, Bùi Trân Phượng , Phạm Xuân Yêm, Bùi Văn Nam Sơn, Trương Văn Vân…đã nhiệt tình ủng hộ bằng ý kiến quý báu trong thời gian kỷ yếu hình thành. Dự tham gia rộng rãi cho thấy sự quan tâm rất lớn của cộng đồng khoa học VN về đề tài đại học. Đặc biệt Đại học Hoa Sen đã tổ chức một buổi lễ kỷ niệm trọng thể vế ý nghĩa của đại học Humboldt, đã công bố cuộc thi viết về đề tài “Những người trẻ tuổi mong đợi gì ở các đại học?” mà kết quả được đăng lại tóm tắt trong kỷ yếu này.
Chúng tôi đặc biệt cám ơn những mạnh thường quân đã dành sự ủng hộ tài chính cho kỷ yếu Đại học Hoa Sen, Quỹ Asia Foundation của Hoa Kỳ và Viện Văn Hóa Goethe của Đức TP. HCM.
Cuối cùng, xin độc giả tiếp nhận Kỷ yếu Humboldt trong sự miễn thứ cho tất cả các sai sót và chưa đầy so với mong đợi.
Nguyễn Xuân Xanh
Thay mặt Ban chủ biên và Ban cố vấn Kỷ yếu Humboldt