KHỔNG HỌC ĐĂNG
Trọn bộ
PHAN BỘI CHÂU
Khai Trí
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Đây có lẽ là di cảo có giá trị nhất và công phu nhất của cụ Sào Nam Phan Bội Châu. Với nhan đề “Khổng học đăng” nhà chí sĩ tiền bối có ý đưa ra cái tinh hoa của nền Khổng học, một nền cổ học siêu việt đã chế ngự tư tưởng Đông phương.
Trong bộ sách này, Cụ Phan đã diển giải tất cả những phần cốt yếu trong bộ Tứ Thư (gồm Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử). Cụ trình bày mạch lạc kèm theo những thí dụ xác thực để người đọc có thể thấu đáo ý nghĩa trong lời nói của thánh hiền. Cụ lại đính chánh những chổ chú giải sai lầm của các tiên nho, sai lầm vì kiến thức bất cập hay vì cố ý xuyên tạc (nhất là của giới Tống nho). Cụ biện luận rành rẽ, lại nêu ra nhiều chứng tích Đông, Tây kim , cổ. Những câu trong sách cổ rất súc tích, chỉ thay đổi một dấu chấm câu, người ta có thể hiểu bằng nghĩa khác. Ngoài ra có những chữ có nhiều nghĩa, muốn hiểu cách nào tùy người đọc. Đấy là những điểm để cho các nhà phản nho lợi dụng xuyên tạc, và cũng là cớ để kẻ nông cạn hiểu lầm.
Đã đành rằng không có một học thuyết nào toàn bích, nhưng ít nhất những nhà chú giải phải vô tư, để nhận thấy những ưu điểm trong đó
Trong lúc những trào lưu tư tưởng Âu Tây dồn dập tràn vào Việt Nam, nhiều nhà tân học bài bác nền học cũ là cổ hủ, trái lại các nho gia cho cái học mới là phù hoa. Cụ Phan nhận thức rằng: ‘học cũ là nền tảng, mà học mới tức là vật liệu; hai bên vẩn có thể giúp cho nhau làm nên một tòa nhà hoa mỹ. Chẳng bao giờ không vật liệu mà làm nên nhà, và cần thứ nhất là chẳng bao giờ không nền tảng mà dựng được nhà”. Cụ muốn dung hòa cái học cũ với cái học mới. Cụ can đảm khêu sáng “ngọn đèn Khổng học” để thức tỉnh những kẻ lầm lạc.
Cụ Sào Nam khởi thảo bộ sách này năm 1929 sau khi cụ ở hải ngoại về nước, và sau nhiều lần khảo duyệt lại, đã hoàn tất vào năm 1936. Các tác phẩm của cụ lại bị chế độ cai trị sau đó cấm. Song cũng may tập di cảo này còn sót lại, cho chúng ta còn được thừa hưởng di sản tinh thần vô cùng quý giá.
NHÀ XUẤT BẢN
MỤC LỤC
Lời nhà xuất bản
Phàm lệ
KHỔNG HỌC ĐĂNG THƯỢNG THIÊN
Luận ngữ trích lục diễn giải
Chương I.- Khổng Tử lược truyện
Chương II.- Lý luận và sự thực thuộc về chữ học của K.T
Chương III.- Kể cho kỹ những tằng thứ công việc học
Chương IV.- Bàn về chữ chí
Chương V.- Chữ nhân ở trong Khổng học
Chương VI.- Các bộ phận và các chi tiết ở trong trang chữ nhân
Chương VII.- Phản diện với phụ diện chữ nhân ở trong Khổng học
Chương VIII.- Nhân với trí dũng
Chương IX.- Công dụng đức nhân chứng nghiệm vào việc người đời xưa
Chương X.- Kết luận chữ nhân
Chương XI.- Lối chính giáo của Khổng học
Chương XII.- Đạo thiệp thế quan nhân ở trong Khổng học
Chương XIII.- Phương pháp biện biệt quân tử với tiểu nhân
Chương XIV.- Luận lý ở trong Khổng học
Chương XV.- Qui kiết ở công học vấn
1.- Hai chữ hiếu học trong Khổng học
2.- Chữ học kèm với chữ tư
3.- Phạm vi chữ học
Chương XVI.- Bàn về phương pháp thuộc về tìm thầy kén bạn
Chương XVII.-Cách dạy người của đức Khổng Tử
Chương XVIII- Tổng kết luận
1.- Chữ lạc
2.- Chữ trung
3.- Chữ quyền
4.- Chữ thì
KHỔNG HỌC ĐĂNG THƯỢNG – BỔ LỤC
KHỔNG HỌC ĐĂNG TRUNG THIÊN
Chương I.- Đích phái của khổng học
Chương II.- Dịch riêng tuyển pho sách “Đại học”
Chương III.- Thích nghĩa tam cương lĩnh ở Kinh Văn
Chương IV.-
Chương V.-
Chương VI.- Thành ý chánh tâm
Chương VII.- Chánh tâm tu thân
Chương VIII.- Tu thân tề gia
Chương IX.- Tề gia trị quốc
Chương X.- Trị quốc bình thiên hạ
TRUNG DUNG CHÍNH VĂN TRÍCH DỊCH
Chương I.- Tử Tư lược truyện
1.- Mệnh, tính, đạo với trung hòa
2.- Trung dung
3.- Đạo với Trung dung
4.- Chân lý của quỷ thần
5.- Đạo thuộc về chữ “thành”
6.- Luân lý ở trong thành chi đạo
7.- Thành chi đạo thuộc về tu thân
8.- Chính trị ở trong thành chi đạo
9.- Hai bậc người ở trong thành chi đạo
10. Kẻ công phu làm cho đến thành chi đạo
11. Qui kiết ở nơi công phu thận độc
12. Tổng kết
Khổng học đăng quyển II
Khổng học đăng hạ thiên
Chương I.- Phái rất gần ở trong Khổng học
1.- Mạnh Tử lược truyện
2.- Tâm tính luận
3.- Thực chứng của thiện tính có 4 mối
4.- Dưỡng khí tri ngôn
5.- Triết học trong chính trị
6.- Bình dân kinh tế chủ nghĩa
7.- Chủ nghĩa thuộc về bình dân giáo dục
8.- Đạo thiệp thế quan nhân của thầy Mạnh
9.- Tỷ giao thầy Mạnh với Đức KHổng Tử
Chương II - Tuân Tử
- Tuân Tử triết học lược luận
- Giải thích ý nghĩa bài “Tính ác luận”
- Giải thích ý nghĩa thuyết “Phi mệnh”
- Giải thích về thuyết “Phi thập nhị tử”
- Kết luận
Chương III - Khổng học viễn phái
- Khổng học phái ở đời lưỡng Hán và Lục triều
- Tư Mã Thiên
- Lưu Hường
- Dương Hùng
- Vương Sung
- Chư cát Lượng
- Pho Huyền
- Đào uyên Minh
- Vương Thông
- Hàn Dũ
- Ly Cao
Chương IV - Khổng học ở Triều Tống
- Chu Liêm Khê
- Thiệu khang Tiết
- Trương hoàng Cừ
- Trình minh Đạo
- Trình y Xuyên
- Vương an Thạch
Chương V -Khổng học phái ở đời Nam Tống với Triều Nguyên
- Khổng học phái ở đời Nam Tống : Nhạc phi
- Trương ngụy Công
- Lý diên Bình
- Chu hốt Am
- Lục tượng Sơn
- Khổng học phái ở triều Nguyễn
- Hứa lỗ Trai
- Ngô thảo Lô
Chương VI -Khổng học phái ở triều Minh
- Tiết kính Hiên
- Ngô khang Trai
- Hồ kinh Trai
- Trần bạch Sa
- Vương dương Minh
a) Các cao đệ của vương môn
- Lưu trấp Sơn
- Sử khả Pháp
Chương VII -Khổng học phái ở Thanh triều
- Cố đình Lâm
- Hoàng lê Châu
- Nhan tạp Trai
- Đái đông Nguyên
- Tôn hạ Phong
- Ly nhị Khúc
- Lục Phủ Đình
Chương VIII -Khổng học phái ở cuối Triều Thanh và bắt đầu vào Dân quốc
- Khan Nam Hải
- Trâu Dung
- Chương Thái Viêm
- Lương Nhậm Công
- Uông Tinh Vệ
- Đàm Lưu Vương
- PHỤ LỤC
- Lối học khoa cử và lối học của Tống nho có phải là học đạo
- Khổng Mạnh không?
Thân thế và văn chương của ông Văn Thiên Tường