KHÍ CÔNG VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI
Giáo sư Thạc sĩ Ngô Gia Hy
Bùi Lưu Yêm và Ngô Gia Lương
Nhà xuất bản Đồng Nai
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi, cùng ông Bùi Lưu Yêm, cho xuất bản cuốn sách “Khí công – sức khỏe và điều trị” (1988-1989), chúng tôi có dịp, trao đổi kinh nghiệm với các nhà khí công trong và ngoài nước, cũng như tham khảo nhiều tài liệu về khí công, nhất là của Trung quốc, Pháp.
Ngoài ra, trong quá trình tập luyện và hướng dẫn tập khí công cho những người đã thành thạo về Yoga, Thái Cực quyền, Nhu đạo tại Phillippin, Canada, Pháp, Việt Nam chúng tôi đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, nên thấy cần thiết cho xuất bản sách “Khí công và y học hiện đại”này.
Cuốn sách nhằm các mục tiêu sau:
1/ Trình bày khí công dưới nhãn quan khoa học:
Y học Đông phương với Dịch lý là cơ sở và y học hiện đại với những hiện tượng sinh học. Trong lãnh vực khí công, hai nền y học có rất nhiều điểm tương đồng, và đã giúp chúng tôi hiểu biết về khí công sâu rộng hơn, để lấy đấy làm tiền đề cho nghiên cứu khoa học.
2/ Bàn sâu vào những chương:
- Lịch sử và nguồn gốc của khí công và những trường phái xưa và nay.
- Tính chất của khí và các loại khí
- Các kinh mạch và Đan điền, nhất là ba Đan điền Tinh-Khí-Thần.
- Các phủ tạng và tác dụng của Khí công
- Phương pháp vận khí vào phủ tạng, kinh mạch, huyệt châm cứu, nhất là vòng Tiểu chu thiên và Đại chu thiên.
- Tác dụng của Khí công trong điều trị với mối tương quan với nhịp sinh học của vũ trụ và con người.
3/ Giới thiệu một số phương pháp khí công kinh điển, hoặc đang được phổ biến rộng rãi ở các nước.
4/ Giải thích tác dụng của khí công bằng y học hiện đại trong việc bảo vệ sức khỏe và điều trị mà không quên nền tảng y lý đông phương.
Ước mong rằng , cuốn sách này phối hợp với cuốn “Khí công – sức khỏe và điều trị”sẽ giúp các bạn tập luyện có hiệu quả hơn.
Chúng tôi không bao giờ quên công sức của ông Bùi Lưu Yêm mà hiện nay chúng tôi không liên lạc được trong công việc soạn thảo cuốn “Khí công – sức khỏe và điều trị”. Chúng tôi cũng chân thành cảm tạ Bác sĩ Ngô Mạnh Sơn đã giúp chúng tôi rất nhiều ý kiến quý báu để cuốn sách này thêm phần hoàn hảo.
Ngô Gia Hy
Tháng 5/ 1994
MỤC LỤC
Lời mở đầu
PHẦN I: CƠ SỞ CỦA KHÍ CÔNG
Chương 1: Cơ sở Đông y của khí công
Mục 1: Lịch sử của Khí công
Mục 2: Khí và các loại khí
Mục 3: Tinh – Khí- Thần và các đan điền
Mục 4: Phủ - Tạng và chức năng, tác dụng của khí công
Mục 5: Các kinh mạch : đường đi và nhịp vận hành
Chương 2: Cơ sở dịch lý của khí công
Mục 1: Thuyết Thái cực và Âm dương
Mục 2: Thuyết Ngũ hành
Mục 3: Nhịp sinh học của vũ trụ và con người
Mục 4: Cái nhìn toàn thể về vũ trụ và con người
Chương 3: Cơ sở Tây y của khí công
Mục 1: Tác dụng của khí công vào hệ hô hấp
Mục 2: Tác dụng của khí công vào tim mạch và máu
Mục 3: Tác dụng của khí công và hệ tiêu hóa
Mục 4: Tác dụng của khí công vào thận
Mục 5: Tác dụng của khí công vào hệ sinh dục
Mục 6: Tác dụng của khí công vào hệ thần kinh
Mục 7: Tác dụng của khí công vào tâm thần và tâm thức
Mục 8: Tác dụng của khí công vào giấc ngủ
Mục 9: Tác dụng của khí công vào hệ nội tiết
Mục 10: Tác dụng của khí công vào chuyển hóa cơ bản
Mục 11: Tác dụng của khí công vào tổng thể
Mục 12: Tác dụng của khí công vào phẩm chất con người
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP KHÍ CÔNG
Chương 4: Đại cương về tập luyện khí công
Mục 1: Những nguyên tắc cơ bản trong tập luyện khí công
Mục 2: Điều kiện công phu
Mục 3: Nghi thức công phu
Mục 4: Hiệu ứng phụ của khí công
Chương 5: Ba cột trụ của Khí công
Mục 1: Điều thân và thư giãn
Mục 2: Điều tức
Mục 3: Điều tâm và tập trung tư tưởng
Chương 6: Vận khí phối hợp với động tác kinh điển
Mục 1: Tổng quát về vận khí
Mục 2: Luyện đan điền
Mục 3: Thất pháp vận khí
Mục 4: Đạo dẫn Khí công
Mục 5: Ngũ cầm khí
Mục 6: Bát đoạn cẩm
Mục 7: Lực tự khí huyết
Chương 7: Thở nội tạng và vùng của cơ thể
Mục 1: Thở nội tạng
Mục 2: Thở vùng của cơ thể
Chương 8: Vận khí trên kinh mạch
Mục 1: Phương pháp vận khí trên 12 kinh
Mục 2: Vận khí trên kỳ kinh bát mạch
Mục 3: Luyện vòng Âm dương hay Tiểu chu thiên
Mục 4: Luyện vòng Đại chu thiên
Mục 5: Vận khí vào các đại huyệt của Nhâm Đốc mạch
Chương 9: Luyện nội lực và nội công
Mục 1: Luyện nội lực
Mục 2: Nội công
Chương 10: Luyện Tinh Khí Thần
Mục 1: Luyện Tinh
Mục 2: Luyện Khí
Mục 3: Luyện Thần
Mục 4: Tam điền quy nguyên
Mục 5: Tam hoa tụ đỉnh
Chương 11: Khí công thượng thừa
Chương 12: Xoa bóp trong Khí công
PHẦN III: KHÍ CÔNG LIỆU PHÁP
Chương 13: Nguyên nhân sinh bệnh theo Đông y và công dụng của Khí công
Chương 14: Hen suyễn và Khí công
Chương 15: Bệnh tim mạch và Khí công
Mục 1: Loạn nhịp tim và Khí công
Mục 2: Cao huyết áp và Khí công
Chương 16: Bệnh tâm thần và Khí công
Mục 1: Khí công – Một tâm lý liệu pháp
Mục 2: Bệnh tâm thần do môi sinh và Khí công
Chương 17: Một số bệnh thông thường và Khí công
Chương 18: Lão hóa và Khí công
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Y đức và Khí công
Phụ lục 2: Thuật ngữ khí công
Phụ lục 3: Một ít thông số về sinh lý và sinh hóa trong các phương pháp thở
Tài liệu tham khảo