Tìm Sách

Ngôn Ngữ >> Phật Học danh số


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Học danh số
  • Tác giả : Thích Từ Thông
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 151
  • Nhà xuất bản : Phật Học Viện Linh Sơn - Sài Gòn
  • Năm xuất bản : 1969
  • Phân loại : Ngôn Ngữ
  • MCB : 3230
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT HỌC DANH – SỐ

THÍCH TỪ THÔNG soạn

PHẬT HỌC VIỆN LINH SƠN XUẤT BẢN

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng các Thiện trí thức thân mến.

Viết vào đây vài ý nghĩ mộc mạc của tôi, tôi hy vọng nó đến cùng các bạn  để nói với các bạn  về sự có mặt của quyển sách nhỏ này.

Cho đến nay tôi cũng không còn nhớ tôi đã bắt đầu  làm cái việc sưu tập các bài trong quyển sách này từ lúc nào, nhưng có điều tôi nhớ rất rõ là  mỗi khi sưu tập thêm một bài ghi nhớ vào  tập sách này thì lúc đó tôi luôn luôn nhớ đến các bạn, nhất là các bạn đồng nghiệp của tôi.

Trong các buổi dạy tại các Phật học Đường và những khi diễn giảng giáo lý cho các hàng hàng Phật tử học Phật các nơi, tôi nhận thấy điều khó khăn trở ngại lớn cho người giảng dạy cũng như những người nghe giảng dạy là mỗi khi gặp phải danh từ Phật học thuộc trong số mà trong Phật giáo gọi là Phật Học Danh Số. Trong Kinh điển Phật giáo, danh từ thường được chia làm hai loại trọng yếu:

Một, Phật học thuật ngữ

Một, Phật học danh số hay còn gọi là Pháp số

Thuật ngữ của Phật học đem giảng dạy cho  người sơ cơ học Phật nghe mà hiểu được  cũng là một việc khó, vì đó là danh từ chuyên môn của Phật giáo không dính dấp gì đến sách vở chương trình học vấn ngoài đời, vì thế kiến thức và trình độ học vấn thế gian, mặc dủ cao nhưng vì chưa gia tâm  nghiên cứu học hỏi về Phật giáo thì không sao hiểu đúng nghĩa  của một thuật ngữ Phật học được. Tra cứu trong các  bộ Tự Điển thế gian thì chỉ hoài công và vô ích, vì không  có một bộ Từ Điển nào có những từ ngữ đó đầy đủ và rõ ràng.

Phật học Danh số  muốn hiểu lại phải khổ công hơn nhiều. Một Phật học Thuật ngữ chỉ có một nghĩa của nó, còn Phật học Danh số có từ 2, 4, 5, 10, 20, 40 thuật ngữ hoặc nhiều hơn nữa, mà mỗi thuật ngữ có riêng một hoặc nhiều  nghĩa khác nhau. Như vậy mà trong kinh điển Phật giáo hể dở kinh ra thì thấy, mở miệng tụng thì nghe. Các bạn hãy cùng tôi thử đọc  một bài tán Phật mà nghe mỗi người Phật tử nào vừa phát tâm học đạo cũng điều biết.

Pháp vương vô thượng tôn

Tam giớivô luân thất

Thiên nhơn chi đạo sư

Tứ sanhchi từ phụ

Ư nhứt niệm quy y

Năng diệt tam kỳ nghiệp

Xưng dương nhược tán thán

Ức kiếp mạc năng tận.

Đọc bài kệ trên, các bạn hãy để ý những chữ đó được in đậm, đó nla2 những thuật ngữ và danh số đó. Chữ “Pháp vương” chữ “Vô thượng tôn”, chữ “Quy y” là những thuật ngữ. Chữ “Tam giới”, Tứ sanh”, “Tam Kỳ” là những danh số. Nội một danh số ‘Tam giới” nó hàm chứa cả mấy chục thuật ngữ có riêng một hoặc nhiều nghĩa khác nhau. Những chữ “Tứ sanh”, Tam kỳ” cũng vậy. Do sự hàm súc quá nhiều đó, làm cho những người sơ cơ học thuật gặp nhiều khó khăn trong khi xem kinh cũng như đọc sách về Phật giáo.

Trong thời gian tu học và hoằng truyền chánh pháp, cũng như các bạn, tôi đã gặp nhiều trỏ ngại khó khăn đó. Vì thế tôi đã  để ý sưu tập những danh số thông dụng trong Phật giáo, đến nay thấy nó  có thể giúp ích phần nào  cho các Thiện trí Thức xuất gia lẫn tại gia, các em hậu tiến đang theo đuổi chương trình học  tại các Phật học Đường, tôi cố gắng cho in thành tập sách nhỏ này. Trong khi quyển sách này đến tay các bạn, tôi mong các bạn  đừng đòi hỏi nó quá nhiều. Nó chỉ có thể giúp cho các bạn tìm hiểu các danh số thường đàm hay nói cách khác  là những danh từ thuộc lượng số thông dụng trong Phật học mà thôi.

Những điều khuyết điểm trong tập sách này không sao tránh khỏi, tôi rất mong Chư Thiện hữu tri thức hoan hỉ phủ chính cho.

HUỲNH MAI TỊNH THẤT

MÙA THU NĂM ĐINH MÙI PHẬT LỊCH 2511

THÍCH TỪ THÔNG

Các sách khác thuộc Ngôn Ngữ

Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngôn Từ Hành Giả Pali – Việt (Quyển 1/2)
Ngữ Pháp tiếng Pali
Ngữ Pháp tiếng Pali
Văn phạm Pali
Văn phạm Pali
Giáo trình Pali (trọn bộ)
Giáo trình Pali (trọn bộ)
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại II
SANGHA TALK Tăng chúng đàm thoại I
SANGHA TALK  Tăng chúng đàm thoại I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Lược sử ngôn ngữ học Tập I
Buddhism Through English Reading
Buddhism Through English Reading
Phạn ngữ hàm thụ
Phạn ngữ hàm thụ
Thông dụng thành ngữ cố sự
Thông dụng thành ngữ cố sự
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 2
Phật học trung đẳng - tập 1
Phật học trung đẳng - tập 1