TẠNG THƯ SỐNG CHẾT- TẬP 1
TRÍ HẢI dịch
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM – 1996
LỜI GIỚI THIỆU
Trong tác phẩm nay, thấy Sogyal tập trung vào các vấn đề để làm sao hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết.
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử cái chết trong khi ta còn sống. Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết cua chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu nhữn khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết.
Là một Phật tử, tôi xem chết là chuyện bình thường, là một thực tại mà tôi phải chấp nhận, khi tô còn hiện hữu trên trái đất. Đã biết không thể nào thoát khỏi, thì lo lắng làm gì. Tôi có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như thay đổi bộ y phục khi nó đã cũ mòn, hơn là một cái gì hoàn toàn chấm dứt. Tuy vậy cái chết không thể biết trước: ta không biết được khi nào cái chết đến với ta, và ta sẽ chết như thế nào. Bởi thế tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra.
Đương nhiên phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường dao động vì nững cảm xúc mạnh như giận giữ, ái luyến hay sợ hãi.
Bởi thế, nếu ta muốn chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của ta.
Như bạn đọc sẽ thấy trong sách này, theo quan điểm Phật giáo thì cái kinh nghiệm thực thụ về cái chết rất quan trọng. Mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết, có thể ảnh hưởng tới tính chất cảu tái sinh kế tiếp. Vậy vào lúc chết, mặc dù ta đã tích lũy đủ loại nghiệp, nhưng nếu ta làm một nỗ lực đặc biệt để phát sinh một tâm lành, thì có thể tăng cường và khởi động một nghiệp thiện và do đó đem lại một tái sinh hạnh phúc.
Ngoài sự chuẩn bị cái chết của riêng mình, một việc khác không kém phần quan trọng là giúp người khác không kém phần quan trọng là giúp người khác có một cái chết tốt đẹp. Khi mới sinh ra đời, chúng ta đều là những hài nhi yếu đuối, nếu không nhờ sự săn sóc tử tế mà chúng ta đã nhận được, thì chúng ta đã không thể sống còn. Người sắp chết cũng thế, không thể tự túc được, nên phải giúp họ thoát khỏi nững bất tiện và lo âu, và cố hết sức để giúp họ có một cái chết thanh thản. Điều quan trọng nhất là tránh làm điều gì khiến cho tâm người sắp chết là làm cho họ được thoải mái. Có nhiều cách để làm việc này. Với người đã quen tu tập, nếu khi họ sắp chết mà ta nhắc nhở chuyện tu hành, tinh thần họ có thể thêm phấn chấn. Một lời trấn an đầy tự ái của ta có thề gợi cho người sắp chết một thái độ bình an , thoải mái.
Sách này không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn cung cấp những cách thực tiễn dễ hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người khác ( về cái chết) một cách thản nhiên và viên mãn.
2 tháng 6 1992
DL
MỤC LỤC
Lời giới thiệu của DL
Lờ nói đầu
PHẦN MỘT: ĐỜI SỐNG
1. Trong tấm gương của cái chết
2. Vô thường
3. Tư duy và thay đổi
4. bản chất của tâm
5. Đưa tâm về nhà
6. Tiến hóa, Nghiệp và tái sinh
7. Bardo và những thực tại khác
8. Đời này: Bardo tự nhiên
9. Con đường tâm linh
10. Tự tánh sâu xa của tâm