Tìm Sách

Văn Hóa Phương Đông >> Chu Dịch ứng dụng vào thời đại


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chu Dịch ứng dụng vào thời đại
  • Tác giả : Cao Hoàn-Hoàng Nhân-Quang Khải
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 209
  • Nhà xuất bản : Văn Hóa
  • Năm xuất bản : 1997
  • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông
  • MCB : 1201000007021
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHU DỊCH ỨNG DỤNG VÀO THỜI ĐẠI

CAO HÒAN- HOÀNG NHÂN- QUANG KHẢI (209 trang)

NXB VĂN HÓA

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh dịch là một kỳ thư, rất khó hiểu. Quách Mạt Nhược, đại văn hòa Trung Quốc, ví Kinh dịch như là “Một cung điện thần bí”. Làm thế nào để dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, biết vận dụng- dự đoán  thông tin vào cuộc sống, là nỗi băn khoăn lớn  của những người viết về Chu Dịch từ trước tới nay.

Ở cuốn sách này, chúng tôi đã lược bỏ những  yếu tố huyền bí và phương pháp trình bày rườm rà khó hiểu hoặc quá đơn sơ của những tác giả đã qua. Chúng tôi cố gắng hệ thống hóa, dùng từ ngữ thông thường và dùng hình vẽ minh họa nhằm thay đổi bầu không khí căng thẳng trong khi đọc. Sách tuy tương đối dễ đọc và dễ hiểu, nhưng đối với độc giả trẻ hoặc  nhiều người còn xa lạ với cổ học nói chung, và Chu Dịch nói riêng, chúng tôi có vài lời hướng dẫn như sau:

Trước tiên, các bạn cần biết tổng quát nội dung cuốn sách bằng cách đọc bản mục lục.

Đặc biệt dùng phương pháp  đọc Chu Dịch: Bói cỏ thì, phương pháp gieo tiền.

Các phương pháp trên nhằm giúp độc giả luyện tập cách  ĐỌC TÌNH CỜ (ngẩu nhiên), song song với phương pháp ĐỌC TUẦN TỰ  từ đầu đến cuối “ mỗi ngày đọc hai ba quẻ”.

Mục đích duy nhất rất đơn giản nhưng rất quan trọng, là giúp các bạn tìm ra quẻ, nhận dạng nét vẽ từng quẻ, cách đọc từng quẻ để dễ nhớ. kết hợp tranh vẽ với vài vần thơ giúp các bạn có ấn tượng mạnh để hiểu ý nghĩa từng quẻ. Đó là khi bạn nắm được chìa khóa để mở một cửa, nhìn thấy những bí mật đầu tiên của  “cung điện thần bí.

bạn nên lưu ý đọc kỹ 8 quẻ đầu thì quẻ sau dễ hiểu, dễ thuộc 64 quẻ. Trên đây, có thể nói là các phương pháp tổng hợp để đọc Chu Dịch. Bạn có thể tham khảo thêm phần II trong cuốn Kinh dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn HỌc 1994).

Cuốn này giúp những người thiếu căn bản, khi đọc những sách thiếu hệ thống, cảm thấy bối rối như “ Chu Dịch Với Dự Đoán Học” của Thiệu Vĩ Hoa và một số sách mới xuất bản khác như “Chu Dịch Phổ thông” của Nguyễn Duy Hinh. Ngưòi mới nhập môn Chu Dịch thường hay  nêu câu hỏi: sáu hào có quan hệ với nhau như thế nào? Xin lưu ý một số độc giả: quẻ là đại tượng, hào là biểu tượng, bạn nên xem kỵ phần hướng dẫn ở chương IV để nắm vững Bát quái, để hiểu được rằng 64 quẻ là 64 quẻ tình huống  tổng quát, 384 hào  là những tình huống chi tiết; mỗi quẻ, mỗi hào đều có ẩn ý  sâu xa và tiến triển tình huống, lại chứa đựng rất nhiều nguồn thông tin. Vì vậy Thiệu Vĩ Hoa nói: “ Trên đo được trời, dưới đo được đất, giữa đo được người và sự việc”.

Trên đây là một số cách thể hiện mới về phương pháp tìm hiểu, học tập Chu Dịch trước khi tiến xa hơn vào trăm ngàn ứng dụng khác của Dịch lý. Chúng tôi rất mong  được sự góp ý xây dựng của độc giả gần xa bổ khuyết cho những lần tái bản và cho tủ sách “Dịch lý ứng dụng” ngày càng tươm tất dễ hiểu hơn.

Các sách khác thuộc Văn Hóa Phương Đông

Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Lão Tử Đạo đức kinh
Lão Tử Đạo đức kinh
Dưỡng sinh cho mọi người
Dưỡng sinh cho mọi người
Lịch sử Triết học Đông Phương
Lịch sử Triết học Đông Phương
Nam Hoa Kinh
Nam Hoa Kinh
Thiền và Hoa Đạo
Thiền và Hoa Đạo
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tinh hoa xử thế
Tinh hoa xử thế
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện cổ dân gian Ấn Độ
Truyện cổ dân gian Ấn Độ
Khai sáng trí năng
Khai sáng trí năng