Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Đại Việt sử ký toàn thư -tập I


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đại Việt sử ký toàn thư -tập I
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Nguyễn Kim Hưng & Ngô Thế Long
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 252
  • Nhà xuất bản : Khoa Học Xã Hội Hà Nội
  • Năm xuất bản : 1982
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 1201000006509
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

TẬP I- BẢN KỶ TỤC BIÊN (1676-1740)

NGUYỄN KIM HƯNG, NGÔ THẾ LONG

Dịch, chú thích, khảo chứng

NXB KHOA HỌC XÃ HỘI

 

LỜI GIỚI THIỆU

Nói đến các bộ thông sử có tiếng của Việt Nam dưới thời phong kiến, hẳn không có ai có thể bỏ qua hai tác phẩm quan trọng: Đại Việt sử ký toàn thư do Quốc sử quán triều Lê nhiều đời kế tiếp biên soạn, và Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn dựa chủ yếu vào Đại Việt Sử ký toàn thư mà biên soạn lại vào giữa khoảng giữa thế kỷ XIX. Một trong hai  bộ sử đó tuy có  được phiên dịch một vài phần từ trước Cách Mạng Tháng tám, nhưng phải đợi đến những năm 60-70, với công trình dịch thuật và chú giải nghiêm túc của các dịch giả trong Tổ biên dịch Việt Sử học, cả hai bộ mới được công bố một cách trọn vẹn.

Tuy nhiên sau khi đọc 4 tập Đại Việt Sử ký toàn thư đã dịch và xuất bản rồi so sánh theo từng năm tháng với Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục, các nhà Sử học đều nảy sinh một mối phân vân: Tại sao Đại Việt Sử Ký toàn thư lại ghi chép lịch sử dân tộc từ họ Hồng Bàng trở đi (bao gồm các phần Ngoại kỷ, Bản kỷ, Bản Kỷ thực lục, bản kỷ tục biên) lại chỉ chép đến năm 1675 đời Lê Gia Tông, tức hết quyển XIX là kết thúc? Trong khi Khâm  Việt sử thông giám cương mục dựa trên bộ ‘sử mẹ’ thì chép lại được cho đến năm 1789 là năm cuối đời Lê Chiêu Thống, ông vua cuối cùng của triều Lê, tức là dài hơn Đại Việt Sử ký toàn thư đến 114 năm? Phải chăng cơ quan chép sử của triều đình nhà Lê,  chỉ mới chính thức soạn xong lịch sử biên niên của triều đại mình cho đến năm 1675 mà thôi, còn từ 1676 đến 1789 gồm 114 năm về sau thì chưa soạn kịp? Và các sử gia triều Nguyễn sau này đã độc lập tìm kiếm những nguồn tài liệu ngoài Đại Việt sử ký toàn thư để bổ xung và xây dựng sử liệu cho 114 năm nói trên trong cuốn Khâm định Việt sử Thông Giám cương mục?

Sự thực hoàn toàn không phải vậy. Lịch sử biến thiên cho triều đại Lê - Trịnh trong 114 năm sóng gió cuối cùng này cũng được chính sử gia nhà Lê vâng mệnh triều đình ghi lại. Theo Lịch Triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí, thì vào những năm đều đời Lê Cảnh Hưng (khoảng 1740) một nhóm triều thần đã được lệnh chép nối quốc sử, từ  đời Lê Huy Tông (1767) cho đến đời Lê Ý Tông (1740) gồm 63 năm. Bộ sách chép nối này gọi là Quốc sử tục biên. lại theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì việc chép nối trên đây được giao cụ thể cho nhóm Ngô Thỉ Sĩ (1726-1780), Phạm Nguyễn Du (1740-1787), Ninh Tốn ( 1744 - ?) và Nguyễn Sá (?-?) làm đồng biên tập dưới quyền Tổng tài của nhóm Nguyễn Hoãn (1712-1791), Lê Quý Đôn (1726-1784), và Vũ Miên (1718-1782), và đây là sự kiện được Trịnh Sâm đề xuất vào năm 1775 chứ không phải  vào đời Cảnh Hưng như lời Lịch triều hiến chương loại chí. Sách hoàn thành chia làm 6 quyển, mang phụ đề là Bản kỳ tục biên. Như vậy tuy có trình bày chênh lệch với nhau về năm làm sách, cả hai tài liệu đều thống nhất cho thấy giữa khoảng  thế kỷ XVIII, các sử gia nhà Lê đã hoàn thành bộ sử chép nối  vào Đại Việt sử ký toàn thư, không có gì phải phân vân nghi ngờ. Dĩ nhiên sau khi bộ sử này ra đời, việc chép nối của sứ thần nhà Lê không phải đã dừng lại, vì xét về nhiều phương diện nhất là về tình hình chính trị của triều đình phong kiến, thì cho mãi đến sát trước những năm 80, vẫn chưa có sự đảo lộn gì ghê gớm để sử quan triều đình thôi không tiếp tục công việc của họ nữa. Mặt khác nhiều sử liệu còn lại đến nay cũng chứng tỏ, thời kỳ lịch sử mấy chục năm cuôi cuối cùng của nhà Lê là đối tượng quan tâm đặc biệt của nhiều nhà chép sử đương thời, nhờ đó họ đã viết nên không ít những bột sử có giá trị như:  Lê Quý dật sử, Văn lê Di sử, Lê Quý ký sự, Lịch triều tạp kỷ, Lê sử bổ, Sử bổ, Lê triều dã sử, Tây Sơn thuật dược v.v…

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

- Tìm hiều văn bản sách Đại Việt sử ký bản ký tục biên hay là những phần cuối của bộ Đại Việt sử ký toàn thư

- Phàm lệ

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ BẢN TỤC BIÊN; Quyển XX

- Hy Tông chương hoàng đế

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ BẢN TỤC BIÊN, Quyển XXI

- Dụ Tông Hòa hoàng đế

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ BẢN TỤC BIÊN, quyển XXII

- Hôn Đức Công

- Thuần Tông Giản hoàng đế

-Ý Tông Huy hoàng đế

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Lịch Sử Triết Học
Lịch Sử Triết Học
Cao Tăng Tông Thiên Thai Trung Hoa
Cao Tăng Tông Thiên Thai Trung Hoa
Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc
Lịch sử Phật-giáo Trung-Quốc
Danh Tăng Tông Thiên Thai Nhật Bản
Danh Tăng Tông Thiên Thai Nhật Bản
Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc
Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc
Ngài dạy rằng
Ngài dạy rằng
Record of the Life of the Venerable Master Hsuan Hua
Record of the Life of the Venerable Master Hsuan Hua
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay
Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay
Pháp nạn 66
Pháp nạn 66
Lịch sử triết học Đông phương
Lịch sử triết học Đông phương
Lâm tế ngữ lục
Lâm tế ngữ lục
Chân Nguyên Thiền sư Toàn tập (Tập 1)
Chân Nguyên Thiền sư Toàn tập (Tập 1)