Tìm Sách

Tịnh Độ >> Quy tắc TRỢ NIỆM LÂM CHUNG


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Quy tắc TRỢ NIỆM LÂM CHUNG
  • Tác giả : Lý Bỉnh Nam
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 43
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Tịnh Độ
  • MCB : 120100000012001
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TỊNH TÔNG HỌC HỘI biên soạn

Quy tắc TRỢ NIỆM LÂM CHUNG

&

PHÁP NGỮ KHAI THỊ

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2012

 

Ý NGHĨA & QUY TẮC TRỢ NIỆM

(Do giáo sư Lý Bỉnh Nam giảng tại Liên Xã Đài Trung)

 

            Trợ niệm là trợ giúp cho người đó vãng sanh. Người trợ niệm cần phải rõ đạo lý, phương pháp vãng sanh thì mới có thể lợi lạc.

            Con người lúc lâm chung, thần thức của họ đều không giống nhau. Những hành vi, việc làm hàng ngày, mọi thứ hình ảnh đó giờ đây sẽ hiện hành, dẫn dắt bổn tánh hướng ra ngoài, lúc đó nghiệp lực của chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ, lực lượng nào lớn nhất sẽ dẫn đầu. Nếu nghiệp ác nhiều, lực lượng của chủng tử ác sẽ lớn nhất, một khi chúng ta xông ra liền đưa ta xuống tam ác đạo. Ngược lại, nghiệp thiện nhiều, chủng tử thiện sẽ dẫn ta lên cõi trời và cõi người.

            Hằng ngày có công phu niệm Phật tức có chủng tử Phật. Lực lượng của chủng tử Phật lớn sẽ xuất hiện trước, ta liền được Phật tiếp dẫn vãng sanh về Tây Phương. Nếu lực lượng này nhỏ yếu không xuất hiện nổi, nhờ có người khác ở bên cạnh giúp trợ niệm thì chủng tử này sẽ dễ dàng xuất hiện. Cho nên, trong lúc bình thường có tu trì, khi lâm chung chủng tử Phật sẽ xuất hiện ra trước, việc vãng sanh chắc chắn có nhiều hi vọng. Trợ niệm chính là giúp cho họ khơi dậy câu Phật hiệu. Người Phật tử, bất luận trong lúc bình thường tụng bao nhiêu kinh, niệm bao nhiêu câu chú, khi lâm chung nếu muốn chủng tử Phật xuất hiện, thì duy nhất chỉ có bốn chữ A Di Đà Phật mới hữu dụng.

            Câu nói này vô cùng quan trọng, mọi người cần phải luôn luôn ghi nhớ một cách sâu sắc.

            Khi trợ niệm phải tuân thủ theo qui tắc. Người trong nhà bệnh nhân không được quấy nhiễu, hoặc tự đưa ra ý kiến. Người đã chết rồi, đừng nên làm điều gì cho rộn ràng. Lúc ban hộ niệm đến nhà có thể chuẩn bị trà nước, ngoài ra không phải chuẩn bị gì hết.

            Người trợ niệm phải lưu ý hai điểm:

            1- Tự mình đem cơm theo, đừng làm phiền tang chủ. Có thể uống trà, nước của họ.

            2- Chớ bao giờ nhận  tiền (lì xì). Điểm này tuyệt đối không được phá lệ.

            Một khi phá lệ, tức là nếu nhận tiền lì xì, thì tâm sẽ không tập trung, không thành tâm để niệm, lúc đó trợ niệm sẽ biến thành việc mua bán. Đây là điều phá hoại Phật pháp! Ngay đến việc nhận quà cũng không được. Người tại gia đi trợ niệm lấy tiền tức là tạo tội và nghiệp quả. Lấy tiền của người khác thì ban trợ niệm này coi như hỏng hết! Mọi người phải theo Ấn Tổ, nếu không sẽ là kẻ phản đồ. Không tuân thủ theo qui tắc là lừa Thầy diệt Tổ vậy!

Các sách khác thuộc Tịnh Độ

Ba kinh Tịnh Độ
Ba kinh Tịnh Độ
Hương Quê Cực lạc
Hương Quê Cực lạc
Pháp môn Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh Độ
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục
Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục
Những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi (1995-2000)
Những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi (1995-2000)
Niệm Phật Chỉ Nam
Niệm Phật Chỉ Nam
Tịnh Độ Vựng Ngữ
Tịnh Độ Vựng Ngữ
Niêm Phật Cảnh
Niêm Phật Cảnh
Đại Thùa Vô Lượng Thọ Kinh
Đại Thùa Vô Lượng Thọ Kinh
13 vị Tổ Tịnh Độ tông
13 vị Tổ Tịnh Độ tông
Triết Lý & Thực tiển pháp môn Tịnh Độ
Triết Lý & Thực tiển  pháp môn Tịnh Độ