Tìm Sách

Giới Luật >> Luật Tứ Phần - tập 5

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Luật Tứ Phần - tập 5
  • Tác giả : Ht. Đổng Minh
  • Dịch giả : không
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 355
  • Nhà xuất bản : Ban Tu Thư Phật học
  • Năm xuất bản : 1996
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB :
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LUẬT TỨ PHẦN 

Việt dịch : TỶ KHEO THÍCH ĐỖNG MINH – THÍCH ĐỨC THẮNG

CHÁNH PHÁP CỮU TRỤ

PL : 2540 – 1996

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Năm 1987 chúng tôi bắt đầu dịch Luật, và su đó khi Hội đồng phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam được thành lập ngày 8/2/1990, chúng tôi đã đánh máy gửi đến Hội đồng ba bộ: Tỳ kheo giới bổn sớ nghĩa (2 quyển); Căn bổn thuyết nhất thế hữu Tỳ nại đa (50 quyển); Căn bổn thuyết  nhất thế hữu Bí sô ni ( 20 quyển ).

Ngày 14/8/ 1990 chúng tôi bắt đầu dịch bộ luật Tứ phần ( 60 quyển ), cho đến ngày 4/2/1992 ( Nhâm Thân) là xong. Trong khi chúng tôi dịch gần xong, thì nhận được thư của Hòa thượng Trưởng ban phiên dịch Luật tạng thuộc Phân viện Nghiên cứu tại Hà Nội đề ngày 19/10/1991, mời chúng tôi tham gia ban phiên dịch Luật tạng, do quý Phân viện đảm trách, chúng tôi hoan hỷ nhận lời.

Ban phiên dịch giao cho chúng tôi dịch 9 quyển (11, 12, 13, và 40, 41, 42, 43, 44, 45 ) .Chúng tôi đã dịch xong và nộp đúng thời hạn.

Ngày 1/4/1994, chúng tôi được nhận thư Hòa thượng Trưởng ban mời ra Hà Nội  để duyệt lại lần cuối cùng, trước khi cho in thành sách, nhưng vì sức khỏe nên không dự họp được.

Sau khi in tập một thành sách, chúng tôi nhận được một tập do Thượng tọa Thanh Nhiễu chuyển, tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm – TP. HCM – nhân dịp vào họp Hội đồng Trung ương.

Chúng tôi đọc qua tập một của bộ Luật đã được in đó, thì ra ban hiệu duyệt đã lược một số đoạn và thay đổi một số từ của bản dịch chúng tôi. Theo quan điểm của chúng tôi, khi đức Phật giáo hóa cho các hàng đệ tử, những gì Ngài đã dạy đều tùy thuộc vào “ Khế cơ – Khế lý ) của chúng sinh mà thiết lập pháp môn đối trị. Nhưng đối với nếp sống sinh hoạt của chúng Tăng, Ngài còn đặc biệt y vào “Xứ” để y cứ vào “căn cứ” này mà đệ tử mở ra “ Khai –giá – trì - phạm” mà răn dạy. Vì vậy, việc lặp đi lặp lại  trong Luật hay trong kinh là một việc làm  có mục đích ý thức  giáo dục cao độ. Phương pháp giáo dục này là phương pháp tối ưu,  để tự chúng ta huân tập nằm lòng một cách nhanh chóng qua một lần dạy của Ngài nhờ việc lập đi lập lại này. Phương pháp này hiện nay đã và đang phát triển mạnh một cách triệt để trên toàn thế giới. Do đó, chúng tôi cho “biệt hành” bộ Luật Tứ phần ( 60 quyển ) này theo bản dịch của chúng tôi. Trước hết là giữ lại phương pháp giáo dục của Ngài và trung thành với nguyên bản trong việc dịch, su nữa để quý vị tiện bề so sánh với bản Hán, trong trường hợp nghiên cứu cụ thể những chi tiết của Luật tạng. Dĩ nhiên là việc làm của chúng tôi không sao tránh khỏi sự nhầm lẫn và sai sót, mong quý vị niệm tình chỉ giáo cho, ngõ hầu kỳ tái bản sẽ được hoàn chỉnh hơn.

Dịch giả cẩn bạch.

Các sách khác thuộc Giới Luật

Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 2
Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 2
Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 1
Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 1
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Mahasanghika
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Mahasanghika
Ý nghĩa giới luật
Ý nghĩa giới luật
Tạng Luật - Đại Phẩm 1
Tạng Luật - Đại Phẩm 1
Tập Yếu PARIVĀRA I
Tập Yếu PARIVĀRA I
Luật Tứ Phần 1
Luật Tứ Phần 1
Luật Ngũ Phần 1
Luật Ngũ Phần 1
Tạng Luật - Tập Yếu 1
Tạng Luật - Tập Yếu 1
Tạng Luật - Tiểu Phẩm 1
Tạng Luật - Tiểu Phẩm 1
Tạng Luật - Phân tích giới Tỳ Khưu Tập 1
Tạng Luật - Phân tích giới Tỳ Khưu Tập 1
Luật Sa Di và Sa Di Ni - tập 3
Luật Sa Di và Sa Di Ni - tập 3