Tìm Sách

Kinh Tạng >> Phật Giáo Thánh Điển

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Giáo Thánh Điển
  • Tác giả : Thái Đạm Lư (Biên Soạn)
  • Dịch giả : Định Huệ - Tuệ Đăng
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 576
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2012
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000010099
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Lời Dịch Giả

PHẬT GIÁO THÁNH ĐIỂN được ông Thái Đạm Lư biên soạn rất công phu bằng cách trích lục những đoạn kinh văn trong Đại Tạng rồi sắp xếp lại theo từng chủ đề để độc giả tiện bề học hỏi và tra cứu. Nhưng soạn phẩm này nguyên bản chữ Hán, không lưu thông rộng rãi được cho độc giả Việt Nam. Với mục đích truyền bá giáo pháp Phật Đà trong quảng đại quần chúng, chúng tôi không quản tài sơ đức bạc phiên dịch ra Việt ngữ soạn phẩm này cống hiến cho hàng độc giả.

Về nội dung sách nầy, như lời soạn giả giới thiệu: “Phân loại biên tập quyển sách nầy, chính là tiết lục yếu văn của 180 bộ Kinh điển Đại thừa, Tiểu thừa. Đọc một quyển sách này, về phương diện lượng, tức là xem được chỗ cốt tủy của hết thảy Kinh Phật, về phương diện phẩm, tức là đã biết được giáo nghĩa của toàn bộ Kinh Phật và yếu lĩnh đại cương về tu trì, thế đạo”.

Về phương diện phiên dịch, văn kinh chữ Hán được dịch lại từ Phần văn (Ấn Độ) trải qua nhiều đời, từ hậu Hán đếnn ngày nay là do thành tích phiên dịch của các vị cao tăng thạc đức Ấn, Hoa góp thành. Nay phiên dịch ra Việt ngữ, chúng tôi có theo sát văn nghĩa, song gặp những đoạn văn cổ như các bộ A Hàm v.v... lời văn có trùng lặp, chúng tôi lược bớt, cốt sao cho được sáng sủa dễ hiểu mà vẫn tôn trọng ý chính.

Lại nữa, trong sách này, có điểm đáng lưu ý là các danh từ pháp số trong kinh dùng không được thống nhất, lý do là sự phiên dịch Kinh điển từ tiếng Phạn sang Hán phải trải qua nhiều thời đại và với nhiều dịch giả khác nhau. Nhưng để độc giả dễ lãnh hội, soạn giả đã có lược chú ở dưới khá công phu.

Bản dịch này, chúng tôi có một điểm thay đổi khác với bản chính là: Phần Kinh Điển Dẫn Cứ, soạn giả đặt ởsau: THỂ LỆ CHUNG và sắp các Kinh theo bộ loại như trong Đại Tạng. Song, chúng tôi thấy trong THỂ LỆ CHUNG soạn giả cũng có ghi sơ lược về bộ loại rồi. Do đó chúng tôi lấy phần Kinh Điển Dẫn Cứ này đặt vào cuối sách, sắp xếp lại tên kinh ( có chua tên người dịch) theo mẫu tự La Tinh cho độc giả tiện bề tra cứu.

Phiên dịch một soạn phẩm Kinh điển bao quát cả Đại Tạng là một việc làm vô cùng khó khăm vì nó đòi hỏi dịch giả phải có khả năng thông suất giáo nghĩa toàn bộ Đại Tạng mới tránh khỏi sai lầm. Do đó, trong dịch phẩm này nếu có những điều sơ suất, nhầm lẫn, cúi mong các bậc Thức giả  thùy từ phủ chánh, chúng tôi vô cùng cảm tạ !

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 2
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 2
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 1
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 1
Kinh Ngọc Quý
Kinh Ngọc Quý
Kinh Phạm Võng - Phẫm Bồ Tát Tâm Địa
Kinh Phạm Võng - Phẫm Bồ Tát Tâm Địa
Từ bi thuỷ sám pháp
Từ bi thuỷ sám pháp
Kinh Pháp Cú (Dhammapada)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada)
Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa
Trí Tịnh Toàn Tập (Tập 1 - Tập 2 - Tập 3 - Tập 4)
Trí Tịnh Toàn Tập (Tập 1 - Tập 2 - Tập 3 - Tập 4)
Lăng Già Đại Thừa kinh
Lăng Già Đại Thừa kinh
Tóm Tắt Kinh Trung Bộ
Tóm Tắt Kinh Trung Bộ
Phật Tổ ngũ kinh
Phật Tổ ngũ kinh