Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6
  • Tác giả : HT. Tuyên Hóa giảng thuật
  • Dịch giả : Thích Nhuận Châu
  • Ngôn ngữ : Hoa _Việt
  • Số trang : 439
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 1201000009021
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Kinh  Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhơn

Tu Chứng Liễu Nghĩa

Chư Bồ Tát HạnhThủ Lăng Nghiêm

Tập 1 : Mã sách 9021, 439 trang

Tập 2 : Mã sách 9022, 326 trang

Tập 3 : Mã sách 9023, 283 trang

Tập 4 : Mã sách 9024, 382 trang

Tập 5 : Mã sách 9025, 284 trang

Tập 6 : Mã sách 9026, 314 trang

 

Trong Phật giáo có rất nhiều bản kinh quan trọng, nhưng quan trọng nhất là kinh Thủ-lăng-nghiêm. Nếu nơi nào có kinh Thù-lăng-nghiêm đang được lưu hành, có nghĩa là chánh pháp đang còn ở thế gian. Nếu không còn kinh Thủ-lăng- nghiêm nữa, có nghĩa đã đến thời mạt pháp. Do vậy, người Phật tử chúng ta, mỗi người cũng như tất cả, phải đem hết sức lực, đem hết tâm huyết, đem hết mồ hôi nước mắt để giữ gìn kinh Thủ-lăng-nghiêm.

Trong kinh Pháp Diệt Tận có nói rất rõ ràng: “vào thời mạt pháp kinh Thủ-lăng-nghiêm bị hoại diệt trước hết, sau đó, các kinh khác dần dần biết mất.

Nều như kinh Thủ-lăng-nghiêm không bị biến mất thì thời kỳ chánh pháp vẫn còn tồn tại. Do đó, hàng Phật tử chúng ta phải đem tất cả tính mạng để thọ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm,  phải đem hết hạnh nguyện để độ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm làm cho kinh Thủ-lăng-nghiêm mãi mãi tồn tại ở thế gian, xiển dương sâu rộng khắp nơi, lưu luyến đến mọi ngóc ngách ổ trên thế gian, cho đến từng hạt vi trần, khắp tận hư không pháp giới. Nếu chúng ta làm được như vậy thì nay vẫn còn thời chánh pháp đang tỏa chiếu ánh sáng đại quang minh.

Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là chân thực thì dĩ nhiên chẳng có vấn đề gì, còn nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo, thì tôi nguyện rằng tôi là kẻ trước tiên đọavào Vô gián địa ngục, vì tôi không nhận thức Phật pháp, nhận vọng làm chân. Còn nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là chân thực, thì tôi nguyện đời đời kiếp kiếp truyền bá đại pháp kinh Thủ-lăng-nghiêm, nghĩa là mọi nơi mọi lúc tôi sẽ xiển dương đạo lý chân thật của kinh Thủ-lăng-nghiêm.

Mọi người nên chú tâm vào điểm này. Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm không do từ kim khẩu Đức Phật nói ra, thì chẳng còn một ai có thể giảng nói được, chẳng còn một người nào khác có thể nói đượcmột giáo lý chính xác như kinh Thủ-lăng-nghiêm.

Vì thế tôi hy vọng rằng những người thiếu ý thức đã có các suy nghĩ sai lầm ấy, sớm thức tỉnh, dừng lại việc tạo ra cái nhân sai lạc, sẽ chiêu cảm quả báo ở địa ngục Bạt thiệt[1] bất luận học giả đó là ai, bất luận những nhà nghiên cứu Phật pháp ở bất cứ quốc gia nào, tất cả nhanh chóng sửa đổi cách nhìn nhận ra lỗi lầm của mình và tìm cách điều chỉnh.

Chẳng có việc thiện nào lớn lao hơn thế nữa. Tôi chắc rằng khi tất cả mọi người  đều đọc kinh Thủ-lăng-nghiêm, mọi người đều nghe giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm, mọi người đềutham cứu kinh Thù-lăng-nghiêm, thì tất cả đều sẽ chóng thành Phật đạo.

 

PHÁP SƯ KIM SƠN SA MÔN TAM TẠNG

THÍCH TUYÊN HÓA

Bản dịch tiếng Anh : Tỳ-kheo HENG HSIEN

 

MỤC LỤC

TÁM QUY LUẬT

BÀI TỰA

Chính văn

        I.      GIẢI THÍCH TÔNG PHÁI ĐẾ KINH

         II.      NHÂN DUYÊN PHÁT KHỞI KINH NÀY

1-    Ý vào đa văn, không tu tập định lực

2-    Cảnh giác đối với cuồng huệ - Bảo hộ cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến

3-    Chỉ rõ chân tâm , hiển bày căn tánh

4-    Hiển thị chân tánh  của định lực và khuyến khích việc tu chứng

5-    Tiêu hủy vọng tưởng điên đảo, phá trừ mê lầm nhỏ nhiệm vi tế

6-    Mở bày hai pháp môn

       III.      PHÂN TÍCH RÕ KINH NÀY THUỘC TẠNG VÀ THỪA NÀO

       IV.      KHẢO SÁT SỰ SÂU MẦU CỦA GIÁO LÝ

        V.      TUYÊN BÀY GIÁO THẾ

       VI.      PHÂN ĐỊNH RÕ TÔNG PHÁI CỦA KINH

      VII.      SỰ THÍCH NGHI CỦA TỪNG CĂN CƠ CHÚNG SINH VỚI GIÁO NGHĨA KINH NÀY

     VIII.      XÁC ĐỊNH RÕ THỜI GIAN THUYẾT KINH

       IX.      LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ VÀ PHIÊN DỊCH KINH

         X.      NGƯỜI DỊCH

        XI.      GIẢNG GIẢI KINH VĂN

       XII.      KỆ HỒI HƯỚNG

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Tiểu Bộ tập 5
Kinh Tiểu Bộ tập 5
Kinh Phật cho người tại gia
Kinh Phật cho người tại gia
Kinh Tiểu Bộ tập 10
Kinh Tiểu Bộ tập 10
Kinh Tiểu Bộ tập 9
Kinh Tiểu Bộ tập 9
kinh Tiểu Bộ tập 8
kinh Tiểu Bộ tập 8
Kinh Tiểu Bộ tập 7
Kinh Tiểu Bộ tập 7
Kinh Tiểu Bộ tập 6
Kinh Tiểu Bộ tập 6
Kinh Tiểu Bộ (tập 4)
Kinh Tiểu Bộ (tập 4)
KInh Tiểu Bộ (tập 3)
KInh Tiểu Bộ (tập 3)
Kinh Tiểu Bộ tập 2
Kinh Tiểu Bộ tập 2
Kinh Tăng Chi Bộ tập 2
Kinh Tăng Chi Bộ tập 2
Kinh Trường Bộ tập 2
Kinh Trường Bộ tập 2