Tìm Sách

Giảng Luận >> Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn
  • Tác giả : HT. Tuyên Hóa
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 164
  • Nhà xuất bản : Buddhist Text Translation Society
  • Năm xuất bản :
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1210000012370
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 

Lời Đầu

Quyển Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận này được Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1970 cho các đệ tử người Mỹ nghe. Tuy có nhiều vị trong số những thanh niên này, có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ; nhưng họ không biết tiếng Hoa, không hiểu giáo lý đạo Phật. Cho nên Hòa Thượng dùng từ ngữ đơn giản nhất để diễn giải những chỗ thật khó hội khó hiểu về 100 pháp của Duy Thức, về nội dung Hòa Thượng giảng đi giảng lại và thêm vào những lời khuyên răn. Có thể thấy rằng Ngài thật lòng tận tâm, không quản khó nhọc để độ kẻ sơ cơ.

Vì sách này được ghi lại qua băng cassette thâu lúc Hòa Thượng giảng nên chúng tôi cố gắng giữ nguyên văn nói của Ngài. Nhờ thế khi đọc sách này, chúng ta sẽ thấy như mình đang ở trong giảng đường của hội Linh Sơn trang nghiêm vậy. Trong lúc giảng giải, Ngài nhiều lần dùng câu chuyện “chim bồ câu” để nói lên đạo lý nhân quả và báo ứng. Nhân vì trên nóc nhà của Phật Giáo Giảng Đường ở San Francisco là chỗ chim bồ câu làm tổ, nên Ngài lấy cảnh hiện thực của hai con bồ câu để dẫn dụ với những lời dạy bảo khuyên răn. Thảo nào các thanh niên ngựời Mỹ nhờ đó mà phát lòng tin Phật pháp. Phật giáo Mỹ quốc cũng do đây mà hưng khởi, đầy kỳ vọng vậy.

Nếu những ai có duyên được xem quyển Luận này, thời chẳng nên chấp trước vào danh tướng của một trăm pháp, mà cần phải minh bạch rằng: “Tất cả pháp đều vô ngã." Tức là phải triệt để bỏ cái ngã để tu hành. Cho nên 100 pháp này được giản yếu lại hầu giúp người đọc dễ ghi nhớ những lược đồ tóm tắt. Trong các phần, phân loại, mỗi pháp chẳng đồng nhaụ, nhưng nếu hiểu được mỗi loại pháp, chính là nắm được cái điều cốt yếu để thực tiễn tu hành.

Thí dụ như chúng ta minh bạch rằng “Tâm pháp” nghĩa là nhận căn đối với sắc trần do ý thức máy móc tác động, khiến cho chúng ta thấy được con bồ câu. Còn nhãn thức thì khiến cho chúng ta phân biệt thế nào về hình dáng của nó. Lại thêm, Mạt-na thức, căn bản Ý thức, từ đệ bát thức (hay Tàng thức) phát sinh, cũng cho chúng ta biết thêm những cái này là con bồ câu. Nhưng dù thế nào, tất cả các pháp này đều hư giả. Chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng như thế hầu lìa tất cả pháp và tuyệt tất cả tướng, dần dần có thể tự mình dứt hoặc chứng chơn.

Lại còn các phiền não, tùy phiền não, bất định pháp V.V.. Nếu chúng ta biết nhận thức mỗi loại pháp rõ ràng và ra công thêm thì mới có thể trị liệu được. Nghĩa là dứt được một phần vô minh tức là chứng được một phần pháp tánh. Từ những giác ngộ nhỏ mà dần dần đi lần đến chỗ giác ngộ lớn và tiến thẳng đến đạo quả vô thượng Bồ-đề. Hy vọng khi đọc xong quyển Luận này chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng tiến tu.

Ban Phiên Dịch Việt Ngữ
Vạn Phật Thánh Thành
Mỹ Quốc

Mục lục

  • Lời Đầu
  • Kinh Hoa Văn (Đọc trực tuyến)
  • Kinh Hán Văn

Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận

  • Kinh Anh Văn

 

Sutra on the Door to Understanding the Hundred Dharmas

 

Hundred Dhrama

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Xuân trong cửa Thiền
Xuân trong cửa Thiền
Những cánh hoa đàm (Tập 1)
Những cánh hoa đàm (Tập 1)
Lối Về Sen Nở
Lối Về Sen Nở
Bốn Bài Dạy Của Liễu Phàm
Bốn Bài Dạy Của Liễu Phàm
Lục Tổ Huệ Năng giảng nghĩa kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa
Lục Tổ Huệ Năng giảng nghĩa kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tâm Từ Mở Ra Khổ Đau Khép Lại
Tâm Từ Mở Ra Khổ Đau Khép Lại
Chết và Tái Sinh
Chết và Tái Sinh
Lời Dạy Của Đức Phật
Lời Dạy Của Đức Phật
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Tuyển tập)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Tuyển tập)
Kiến tánh thành Phật giảng giải
Kiến tánh thành Phật giảng giải
Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh
Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh