Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Pháp nạn 66


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Pháp nạn 66
  • Tác giả : Thích Nữ Diệu Không
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 75
  • Nhà xuất bản : Sách Photo
  • Năm xuất bản : 1966
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12100000012364
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Lời nói đầu

Lâu nay người ta bàn tán về Phật giáo Việt Nam rất nhiều, một số các nước bạn không hiểu vì sao Phật-giáo tham gia chính trị, nhiều phen lật đổ chính quyền. Tại quốc nội một số người vô trách nhiệm, hoặc tiêu cực, hay vì quyền lợi thiển cận làm mù mắt, cho là Phật-giáo Việt-nam đã đi qúa trớn. Muốn giải thích cho quốc nội cũng như quốc ngoại hiểu các lý do nầy, nên tập «Tìm hiểu cuộc vận động của Phật-giáo. 1966» này ra đời, để giúp những người muốn tìm hiểu sự thật khỏi thắc mắc.

Phật-giáo là một truyền thuyết vừa cao siêu vừa thật tế. Đứng về hiện tựợng giới, tức làTục-Đếthì kinh Pháp-Hoa đã chứng minh:«Không ngoài thế gian vạn sự mà có giác ngộ».Người hành đạo lấy chúng sanh làm chỗ tu phước, Bồ-tát tự giác ở chỗ giác tĩnh chúng sanh, chúng sanh chưa giác tĩnh Bồ tát chưa thành Phật.

Nước Việt-Nam trên 12 năm, tức là từ năm 1954, lâm vào cảnh chia đôi đất nước, không một người dân nào không mang ở thâm tâm mối hận, không một người Phật tử nào không lo những tà thuyết ngoại lai sẽ xâm nhập Miền Nam Việt-nam. Vì thế, Phật-giáo Việt- nam tích cực hoạt động mở mang các ngành văn-hóa xã hội trong toàn thể dân chúng, hầu mong giữ vững tinh thần Quốc-gia Dân- Tộc và Đạo-Pháp từ ngàn xưa để lại.

Nhưng khổ thay, nước Mỹ đã đưa ông Ngô-Đình-Diệm về làm Tổng Thống, ông lại là người ngoan đạo Thiên-chúa, xây dựng cho Dân Việt thì ít, mà xây dựng đạo ông thì nhiều, do đó ông bị đại đa số quần chúng chống đối. Sau khi đàn áp Phật- giáo vào năm 1963, chế độ độc tài họ Ngô cáo chung anh em Nhu Diệm chết vào ngày 1-11-63. Quân đội lên nắm chánh quyền và bao nhiêu vụ xáo trộn trầm trọng xẩy ra từ đấy.

Nói đến đây, chúng ta cũng nên tìm hiểu vì sao gặp thời cơ thuận lợi, Phật giáo Việt Nam không thừa dịp để sắp đặt người tham gia vào chính quyền, để đến nỗi cơ cấu chính quyền luôn luôn bị xáo trộn như vậy.

Tìm hiểu giáo lý nhà Phật, chúng ta nhận thấy:

1) Phật giáo chủ trương giáo hóa quần chúng, mà không chủ trương cai trị quần chúng, vì tinh thần Tự-Do.

2)Phật giáo có bổn phận bạt tà hiền chánh, làm cho sáng tỏ chánh lý, mà không phân biệt người của tôn giáo nào.

3)Tăng-già Phật-giáo trung thành với tinh thần giải thoát các món danh lợi, bè phái, chỉ cứu khổ khi quốc-gia lâm nguy.

Vì ba yếu điếm trên, Phật-giáo Việt-Nam ở trong tình trạng báo động, và chỉ cứu nguy khi tổ quốc bị ngoại xâm, chánh quyền bất-lực, đạo pháp bị đàn áp, tà pháp thịnh hành, và khi quyền lợi đại đa số quần chúng không được tôn trọng.

Để kết luận, Phật giáo phải buộc lòng tham gia việc nước trong những hồi tổ quồc lâm nguy. Sự kiện này đã xẩy ra dưới thời Lê-Ngọa-Triều: nhà sư Vạn-Hạnh đã phải tham gia chính sự, suy tôn Lý-Công-Uẩn để cứu vãn tình thế, và đưa nước Việt-Nam đến phú-cường, suốt cả triều đại nhà Lý.

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Lịch sử Phật giáo Trung Quốc
Lịch sử Phật giáo Trung Quốc
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ
Đường thiền sen nở
Đường thiền sen nở
Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải
Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải
Đức Phật và dòng sử Việt
Đức Phật và dòng sử Việt
Phật Giáo khắp Thế Giới
Phật Giáo khắp Thế Giới
Đường mây trong cõi mộng
Đường mây trong cõi mộng
Đại Việt sử ký toàn thư tập I
Đại Việt sử ký toàn thư tập I
Lược sử Ni giới Bắc tông Việt nam
Lược sử Ni giới Bắc tông Việt nam
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận