Tìm Sách

Giảng Luận >> Đại Viên Giác Kinh


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đại Viên Giác Kinh
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : HT. Minh Trực Thiền Sư
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 188
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2002
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000010148
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

ĐẠI VIÊN GIÁC KINH

Dịch giả : Hòa Thượng MINH TRỰC Thiền sư

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI TỰA

Viên Giác nhiệm mầu thanh tịnh Kinh

Là kho bí mật Bửu tàng linh

Tổng trì vạn pháp cơ huyền diệu

Sanh xuất Như Lai cả chúng sinh

Thị chơn thậm thâm vi diệu pháp, bá niên vạn kiếp nan tao ngộ. Thật vậy ! thật vậy !

Kinh Viên Giác gồm chỉ tánh thể hoàn toàn tri giác vô cùng rộng lớn, đầy đủ nghĩa lý siêu thoát viên minh của cả thảy chư Phật và tất cả chúng sanh, cho nên gọi là:

ĐẠI PHƯƠNG QUÀNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA KINH

Kinh Viên Giác chỉ về tánh thanh tịnh chánh định vô cùng huyền diệu cao siêu của cả thảy Như Lai chuyên về hạnh bí mật là vô vi tịch diệt tánh. Cho nên cũng gọi là:

BÍ MẬT VƯƠNG TAM MUỘI ( SAMADHI ) KINH

Kinh Viên Giác chỉ về cảnh giới tánh quyết định thường trụ bất di bất dịch của cả thảy Như Lai nên cũng gọi là:

NHƯ LAI QUYẾT ĐỊNH CẢNH GIỚI KINH

Theo Phật dạy, nếu chúng sanh muốn giải thoát ngoài ba cõi, để vào Viên Giác, thì phải tu tập như sau :

Dứt trừ vô thỉ vô minh, xa lìa cả thảy các huyễn hóa ở sắc tướng âm thinh, liên quan với thân và tâm, lại phải xa lìa lý chướng và sự chướng cùng cả thảy các tâm bịnh…Xa lìa hết thảy các huyễn và mọi chướng ngại thì mười tám giới ; sáu căn, sáu thức, sáu trần, tất cả đều thanh tịnh, vô minh do đây mà dứt tuyệt. Vô minh dứt thì Phật tánh hiện ra rõ ràng.

Bổn ý Đức Phật nói ra Kinh Viên Giác này là nhằm mục đích khai ngộ các Bồ Tát và cả thảy chúng sanh thời mạt thế, khiến cả thảy có thể vào Phật tri kiến và Viên Giác của Như lai. Phải biết bản tánh Viên Giác là nguốn phát ra cả thảy thanh tịnh, Chơn Như, Bồ -đề, Niết bàn, các pháp đáo bỉ ngạn…

Vậy chư hành giả muốn xem và thọ trì Kinh Viên Giác, thì phải tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý, lại phải có căn bản tánh Đại thừa đốn giáo. Mỗi giáo pháp phải được hiểu tận tánh cùng lý, rồi mới thực hành. Phải biết tâm còn vọng huyễn mà xem Kinh Viên Giác , thì sự xem kinh ấy người xem đều là vọng huyễn. Cái tâm huyễn của chúng sanh chẳng bao giờ thấy biết được cái tâm của Phật tức Thanh Tịnh Viên Giác.

Kinh Viên Giác là kho pháp bửu vô tận, là chỗ khởi ra Nhân Địa Pháp Hạnh của thập phương tam thể Như Lai mà các đại Bồ tát đã cầu hỏi để làm nơi nương tựa mà tu vào Viên Giác.

Cả thảy chúng sanh thời mạt thế cầu pháp Đại Thừa cũng nương tướng Viên Giác mà đặng tỏ ngộ Chánh pháp giải thoát.

Vậy chư hành giả hãy lóng sạch thân tâm, gìn trí thanh tịnh quang minh mà xem đọc và y chỗ liễu nghĩa tận tánh mà tu hành thì thành Phật đạo, chứng quả Thanh Tịnh Viên Giác. Không sai ! không sai !

Kệ rằng :

Viên Giác Tâm kinh vô tự tại

Kho Thiền Bửu pháp diệu huyền thay!

Độ hàng thắng sĩ siêu phàm tục,

Nhập cảnh hư linh ngự Phật đài

 

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

 

Nhâm Tý niên, mùa Hạ - 1972

THIỀN TỊNH ĐẠO TRÀNG

Hòa Thượng MINH TRỰC Thiền sư

KÍNH ĐỀ

 

 

MỤC LỤC

 

Huyền diệu thay Kinh Viên Giác

Lời tựa

Đại Viên Giác Kinh – quyển Thượng

·        Phẩm Văn Thù Bồ Tát

·        Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát

·        Phẩm Phổ Nhãn Bồ Tát

·        Phẩm Kim Cang Bồ Tát

·        Phẩm Di Lạc Bồ Tát

          Đại Viên Giác Kinh – Quyển Hạ

·        Phẩm Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát

·        Phẩm Oai Đức Tự Tại Bồ Tát

·        Phẩm Biện Âm Bồ Tát

·        Phẩm Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát

·        Phẩm Phổ Giác Bồ Tát

·        Phẩm Viên Giác Bồ Tát

·        Phẩm Hiền Thiện Thủ Bồ Tát

Phụ trang

·        Định Tâm Chơn ngôn

·        Phật giáo Phục Hưng Thiền Đạo Biệt Truyền

·        Cùng Chư Sơn Môn Thiền Đức

·        Phần giải nghĩa

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Tâm hạnh người xuất gia
Tâm hạnh người xuất gia
Đơn giản và thuần khiết
Đơn giản và thuần khiết
Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (tập 1)
Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (tập 1)
Bước đầu vào đạo
Bước đầu vào đạo
Giải Về Cõi Trời
Giải Về Cõi Trời
Tìm hiểu kinh Pháp Cú (Dhammapada)
Tìm hiểu kinh Pháp Cú (Dhammapada)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Diệu nghĩa Kinh Pháp Hoa
Diệu nghĩa Kinh Pháp Hoa
Phật Pháp khái luận
Phật Pháp khái luận
Phật Tử
Phật Tử
Từng giọt nắng hồng
Từng giọt nắng hồng
Phật Giáo Chánh Tín
Phật Giáo Chánh Tín