Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Cao Tăng Tông Thiên Thai Trung Hoa


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Cao Tăng Tông Thiên Thai Trung Hoa
  • Tác giả : Thích Tắc Phi
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 397
  • Nhà xuất bản : NXB Đồng Nai
  • Năm xuất bản :
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12100000012587
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI TỰA

           Phật giáo khởi nguyên từ thành Kapilavatthu (Ca Tì La Vệ) thuộc miền Bắc Ấn Độ (nay thuộc nước Nêpan), do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai sáng vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch. Từ đó, đạo Phật đã dần dần truyền bá đến các nước lân cận như Tích Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật Bổn… Phật giáo bắt đầu du nhập vào Trung Hoa từ những năm đầu tây lịch, vốn là một quốc gia đất rộng người đông, lại có một nền văn hóa lâu đời, cộng với tư tưởng Khổng Mạnh và Lão Trang có nhiều điểm tương đồng với Phật giáo. Do gặp được môi trường thuận lợi như thế nên chỉ trong một thời gian ngắn, Phật giáo đã phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Đến thế kỷ thứ 7 đã có mười tông phái ra đời, đó là các tông: Thiên Thai, Tịnh Độ, Chân Ngôn, Tam Luận, Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Thiền, Luật, Câu Xá và Thành Thật. Các tông phái này lại tiếp tục hoằng truyền giáo lý Phật Đà đến nhiều nước thuộc vùng Viễn Đông và các nước phụ cận.

          Tông Thiên Thai phát nguyên từ triều Bắc Tề (550 – 577), do Thiền sư Huệ Văn y cứ vào bộ Trung Luận của Bồ tát Long Thọ thành lập pháp Nhất Tâm Tam Quán. Thiền sư Huệ Tư nương vào pháp Tam Quán mà ngộ nhập Pháp Hoa Tam Muội. Đại sư Trí Khải lại y cứ vào kinh Pháp Hoa bổ khuyết pháp Nhất Tâm Tam Quán cho thật hoàn mãn và tận lực xiển dương giáo nghĩa tông môn, làm cho tông phái phát triển cực thịnh tại núi Thiên Thai (tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa). Từ đó tông Thiên Thai mới chính thức ra đời và đại sư Trí Khải mới đúng là người khai sơn lập phái. Nhưng để tri ân những người đã dày công truyền thừa pháp môn tu tập cũng như khai sáng tông phong, các thế hệ đời sau đã tôn xưng Bồ tát Long Thọ là Sơ Tổ, Thiền sư Huệ Văn là Nhị Tổ, Thiền sư Huệ Tư là Tam Tổ và Đại sư Trí Khải là Tứ Tổ. Các vị đều là những người có công lớn trong quá trình thành lập tông phái.

         Tông Thiên Thai (gọi tắt là Thai Tông) dùng pháp Tam Quán là yếu chỉ tu chứng, nên thường gọi là tông Thiên Thai Giáo Quán; dùng kinh Pháp Hoa làm cơ sở để phát triển tông môn nên còn gọi là tông Pháp Hoa hoặc tông Thiên Thai Pháp Hoa. Từ Tổ Trí Khải về sau, đời nào cũng có các bậc cao tăng hoằng truyền chánh pháp, tiêu biểu như: Tổ thứ 9 Kinh Khê Trạm Nhiên; Tổ thứ 17 Pháp Trí Tri Lễ; Tổ thứ 23 Phật Quang Pháp Chiếu; Tổ thứ 30 Vô Tận Truyền Đăng; Tổ thứ 31 Ngẫu Ích Trí Húc; Tổ thứ 47 Cổ Hư Đế Nhàn… Do có một lực lượng lớn cao tăng, thạc đức hết lòng truyền bá, nên tông Thiên Thai đã phát triển một cách triệt để, được hoằng truyền sang các nước Đại Hàn, Nhật Bổn, Việt Nam, và ở vùng Đông Nam. Vì thế, đã đóng góp rất lớn trong việc xiển dương và truyền bá Phật giáo trên toàn thế giới.

         Sách này được biên soạn chỉ có mục đích là ghi lại tiểu truyện của các vị Tổ Sư, những bậc cao tăng tông Thiên Thai để đồ chúng các đời sau ghi nhớ, đồng thời cũng để làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn đào sâu, nghiên cứu về lĩnh vực này. Nội dung sách gần như một cuốn từ điển nhân vật lịch sử, nhưng vì muốn thể hiện rõ sự truyền thừa tông môn, nên người viết đã sắp xếp theo thứ tự các vị Tổ, các vị cao tăng từ lớn tới nhỏ, từ trước tới sau. Về niên đại của mỗi vị, có thêm năm thọ đại giới (hoặc năm xuất gia có dấu *) ghi giữa năm sinh và năm thị tịch.

          Trong suốt thời gian dài hơn 1.500 năm, chư tổ chỉ chú trọng về phần tu chứng, ít ghi chép tiểu sử để lưu lại cho đời sau. Vì vậy, do tài liệu tham khảo quá ít cộng với sự hiểu biết của người biên soạn cũng giới hạn, nên không sao tránh khỏi những chỗ sai lầm và thiếu sót. Ngưỡng mong chư tôn đức cao minh và quý vị thức giả từ bi hoan hỷ chỉ dạy thêm. Xin thành tâm bái tạ.

Chùa Pháp Đàn, ngày 4 tháng 3 năm Tân Mão (2012)

Tỳ kheo Thích Tắc Phi

 

MỤC LỤC

Mục lục

Lời tựa

Phần thứ I: Chư Tổ Tông Thiên Thai

  1. Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna)
  2. Thiền sư Bắc Tề Huệ Văn
  3. Thiền su Nam Nhạc Huệ Tư
  4. Đại sư Thiên Thai Trí Khải
  5. Thiền sư Chương An Quán Đỉnh
  6. Thiền sư Pháp Hoa Trị Oai
  7. Thiền sư Thiên Cung Huệ Oai
  8. Thiền sư Tả Khê Huyền Lãng
  9. Đại sư Kinh Khê Trạm Nhiên
  10. Thiền sứ Hưng Đạo Thúy
  11. Thiền su Chí Hành Quảng Tu
  12. Thiền sư Chánh Định Vật Ngoại
  13. Thiền sư Diệu Thuyết Nguyên Tú
  14. Thiền sư Cao Luận Thanh Tủng
  15. Thiền sư Tịnh Quang Hy Tịch
  16. Thiền sư Bảo Vân Nghĩa Thông
  17. Đại sư Pháp Trí Tri Lễ

– Lược đồ biện luận 2 phái Sơn Gia và Sơn Ngoại

  1. Pháp sư Nam Bình Phạm Trăn
  2. Pháp sư Từ Biện Tùng Gián
  3. Pháp sư Xa Khê Trạch Khanh
  4. Pháp sưTrúc Am Khả Quán
  5. Pháp sư Bắc Phong Tông Ấn
  6. Đại sư Phật Quang Pháp Chiếu
  7. Pháp sư Tử Đình Sư Huấn
  8. Pháp sư Đông Minh Huệ Nhật
  9. Pháp sư Duẩn Trung Phổ Tri
  10. Pháp sư Vạn Tòng Huệ Lâm
  11. Pháp sư Thiên Tòng Minh Đắc
  12. Pháp sư Bá Tòng Chân Giác
  13. Đại sư Vô Tận Truyền Đăng
  14. Đại sư Linh Sơn Trí Húc
  15. Pháp sư Ngọ Đình Chánh Thời
  16. Pháp sư Khán Vân Thọ Giáo
  17. Đại sư Cổ Hư Đế Nhàn

Phần thứ II: Cao Tăng Tông Thiên Thai

  1. Thiền sư Thạch Kinh Tịnh Uyên
  2. Thiền sư Lam Cốc Huệ Siêu
  3. Thiền sư Tướng Quốc Huệ Vân
  4. Thiền sư Quốc Thanh Phổ Minh
  5. Thiền sư Quốc Thanh Pháp Ngạn
  6. Thiền sư Lô Sơn Đại Chí
  7. Thiền sư Quốc Thanh Trí Việt
  8. Thiền sư Quốc Thanh Trí Tảo
  9. Thiền sư Lô Sơn Trí Khải
  10. Đại sư Gia Tường Cát Tạng
  11. Thiền sư Long Hưng Hoằng Cảnh
  12. Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác
  13. Thiền Sư U Thê Huyền Tố
  14. Thiền sư Kỳ Sơn Trí Bạt
  15. Luật sư Chiêu Đề Giám Chơn
  16. Thiền sư Phong Can
  17. Dị nhân Hàn San
  18. Dị nhân Thập Đắc
  19. Thiền sư Hành Sơn Thừa Viễn
  20. Thiền sư Đại Huệ Nhất Hạnh
  21. Quốc sư Nam Nhạc Pháp Chiếu
  22. Thiền sư Long Hưng Nguyên Hạo
  23. Thiền sư Hoa Đảnh Hành Mãn
  24. Thiền sư Chí Viễn
  25. Thiền sư Từ Quang Ngộ Ân
  26. Đại sư Từ Vân Tuân Thức
  27. Thiền sư Phụng Tiên Nguyên Thanh
  28. Pháp sư Quảng Trí Thượng Hiền
  29. Pháp sư Thần Chiếu Bổn Như
  30. Pháp sư Tịnh Giác Nhân Nhạc
  31. Pháp sư Quảng Từ Huệ Tài
  32. Pháp sư Phạm Thiên Khánh Chiêu
  33. Pháp sư Cô Sơn Trí Viên
  34. Pháp sư Biện Tài Nguyên Tịnh
  35. Pháp sư Phù Tông Kế Trung
  36. Pháp sư Pháp Chơn Xứ Hàm
  37. Pháp sư Ngô Hưng Tử Phưởng
  38. Pháp sư Vĩnh Phước Hàm Nhuận
  39. Pháp sư Tra Am Hữu Nghiêm
  40. Pháp sư Thần Ngộ Xứ Khiêm
  41. Luật sư Trạm Nhiên Nguyên Chiếu
  42. Pháp sư Pháp Giám Nhược Ngu
  43. Pháp sư Nhất Tướng Tông Lợi
  44. Pháp sư Chứng Ngộ Viên Trí
  45. Pháp sư Thảo Am Đạo Nhân
  46. Pháp sư Thần Trí Tùng Nghĩa
  47. Pháp sư Thanh Biện Uẩn Tề
  48. Pháp sư Đức Tạng Trạch Anh
  49. Pháp sư Minh Trí Trung Lập
  50. Pháp sư Bắc Quan Tư Tịnh
  51. Pháp sưTrí Dũng Liễu Nhiên
  52. Pháp sư Giả Danh Như Trạm

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 1 Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế
Lịch sử Phật Giáo Việt nam Tập 1 Từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế
Biên niên sử Phật giáo Trung Quốc
Biên niên sử Phật giáo Trung Quốc
Lịch Sử Thiền Học (tập 1 Thiền Trung Quốc)
Lịch Sử Thiền Học (tập 1 Thiền Trung Quốc)
Lịch sử phiên dịch Hán tạng
Lịch sử phiên dịch Hán tạng
Lịch Sử Triết Học Ấn Độ
Lịch Sử Triết Học Ấn Độ
Tìm hiểu lịch sử văn hoá nước Lào
Tìm hiểu lịch sử văn hoá nước Lào
Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam
Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam
Đại sư Liên Trì cuộc đời và sự nghiệp
Đại sư Liên Trì cuộc đời và sự nghiệp
Lịch sử khẫn hoang miền nam
Lịch sử khẫn hoang miền nam
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Đại Phật Sử tập I
Đại Phật Sử tập I
Hoa Vũ Hương Vân
Hoa Vũ Hương Vân