LỜI TỰA
Phật giáo khởi nguyên từ thành Kapilavatthu (Ca Tì La Vệ) thuộc miền Bắc Ấn Độ (nay thuộc nước Nêpan), do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai sáng vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch. Từ đó, đạo Phật đã dần dần truyền bá đến các nước lân cận như Tích Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật Bổn… Phật giáo bắt đầu du nhập vào Trung Hoa từ những năm đầu tây lịch, vốn là một quốc gia đất rộng người đông, lại có một nền văn hóa lâu đời, cộng với tư tưởng Khổng Mạnh và Lão Trang có nhiều điểm tương đồng với Phật giáo. Do gặp được môi trường thuận lợi như thế nên chỉ trong một thời gian ngắn, Phật giáo đã phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Đến thế kỷ thứ 7 đã có mười tông phái ra đời, đó là các tông: Thiên Thai, Tịnh Độ, Chân Ngôn, Tam Luận, Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Thiền, Luật, Câu Xá và Thành Thật. Các tông phái này lại tiếp tục hoằng truyền giáo lý Phật Đà đến nhiều nước thuộc vùng Viễn Đông và các nước phụ cận.
Tông Thiên Thai phát nguyên từ triều Bắc Tề (550 – 577), do Thiền sư Huệ Văn y cứ vào bộ Trung Luận của Bồ tát Long Thọ thành lập pháp Nhất Tâm Tam Quán. Thiền sư Huệ Tư nương vào pháp Tam Quán mà ngộ nhập Pháp Hoa Tam Muội. Đại sư Trí Khải lại y cứ vào kinh Pháp Hoa bổ khuyết pháp Nhất Tâm Tam Quán cho thật hoàn mãn và tận lực xiển dương giáo nghĩa tông môn, làm cho tông phái phát triển cực thịnh tại núi Thiên Thai (tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa). Từ đó tông Thiên Thai mới chính thức ra đời và đại sư Trí Khải mới đúng là người khai sơn lập phái. Nhưng để tri ân những người đã dày công truyền thừa pháp môn tu tập cũng như khai sáng tông phong, các thế hệ đời sau đã tôn xưng Bồ tát Long Thọ là Sơ Tổ, Thiền sư Huệ Văn là Nhị Tổ, Thiền sư Huệ Tư là Tam Tổ và Đại sư Trí Khải là Tứ Tổ. Các vị đều là những người có công lớn trong quá trình thành lập tông phái.
Tông Thiên Thai (gọi tắt là Thai Tông) dùng pháp Tam Quán là yếu chỉ tu chứng, nên thường gọi là tông Thiên Thai Giáo Quán; dùng kinh Pháp Hoa làm cơ sở để phát triển tông môn nên còn gọi là tông Pháp Hoa hoặc tông Thiên Thai Pháp Hoa. Từ Tổ Trí Khải về sau, đời nào cũng có các bậc cao tăng hoằng truyền chánh pháp, tiêu biểu như: Tổ thứ 9 Kinh Khê Trạm Nhiên; Tổ thứ 17 Pháp Trí Tri Lễ; Tổ thứ 23 Phật Quang Pháp Chiếu; Tổ thứ 30 Vô Tận Truyền Đăng; Tổ thứ 31 Ngẫu Ích Trí Húc; Tổ thứ 47 Cổ Hư Đế Nhàn… Do có một lực lượng lớn cao tăng, thạc đức hết lòng truyền bá, nên tông Thiên Thai đã phát triển một cách triệt để, được hoằng truyền sang các nước Đại Hàn, Nhật Bổn, Việt Nam, và ở vùng Đông Nam. Vì thế, đã đóng góp rất lớn trong việc xiển dương và truyền bá Phật giáo trên toàn thế giới.
Sách này được biên soạn chỉ có mục đích là ghi lại tiểu truyện của các vị Tổ Sư, những bậc cao tăng tông Thiên Thai để đồ chúng các đời sau ghi nhớ, đồng thời cũng để làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn đào sâu, nghiên cứu về lĩnh vực này. Nội dung sách gần như một cuốn từ điển nhân vật lịch sử, nhưng vì muốn thể hiện rõ sự truyền thừa tông môn, nên người viết đã sắp xếp theo thứ tự các vị Tổ, các vị cao tăng từ lớn tới nhỏ, từ trước tới sau. Về niên đại của mỗi vị, có thêm năm thọ đại giới (hoặc năm xuất gia có dấu *) ghi giữa năm sinh và năm thị tịch.
Trong suốt thời gian dài hơn 1.500 năm, chư tổ chỉ chú trọng về phần tu chứng, ít ghi chép tiểu sử để lưu lại cho đời sau. Vì vậy, do tài liệu tham khảo quá ít cộng với sự hiểu biết của người biên soạn cũng giới hạn, nên không sao tránh khỏi những chỗ sai lầm và thiếu sót. Ngưỡng mong chư tôn đức cao minh và quý vị thức giả từ bi hoan hỷ chỉ dạy thêm. Xin thành tâm bái tạ.
Chùa Pháp Đàn, ngày 4 tháng 3 năm Tân Mão (2012)
Tỳ kheo Thích Tắc Phi
MỤC LỤC
Mục lục
Lời tựa
Phần thứ I: Chư Tổ Tông Thiên Thai
– Lược đồ biện luận 2 phái Sơn Gia và Sơn Ngoại
Phần thứ II: Cao Tăng Tông Thiên Thai
Đại vương thống sử
|
Đức Phật lịch sử
|
Ấn Độ Phật giáo sử luận
|
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
|
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
|