Tìm Sách

Giới Luật >> Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
  • Tác giả : 12100000012557
  • Dịch giả : Indacanda (Trương Đình Dũng)
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 357
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Giới Luật
  • MCB : 12100000012557
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI GIỚI THIỆU

(Được hiệu đính lại từ bài viết năm 2009)

      Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (Bhikkhunĩvibhanga) là phần cuối của bộ Pãcittiyapãli thuộc Tạng Luật (Vinayapitaka). Phần này được trình bày riêng thành một tập, và đây là tập thứ ba (TTPV tập 03) tính theo thứ tự ở lược đồ Tam Tạng của Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pãli – Việt.

         Tuy có tên gọi là Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni nhưng chỉ có những điều học đã được quy định riêng cho tỳ khưu ni (asãdhãranapanhatti) là được trình bày trong tập này, còn những điều học đã được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni (sãdhãranapanhattì) thì cần phải xem ở Bhikkhuvibhanga – Phân Tích Giới Tỳ Khưu (TTPV tập 01 và 02).

         Qua Chú Giải Tạng Luật Samantapãsãdikã, ngài Buddhaghosa đã giúp chúng ta xác định nhũng điều học được quy định chung này, tuy nhiên thứ tự các điều học trong giới bổn đây đủ của tỳ khưu ni được trình bày như thế nào không thấy ngài đề cập đến. Muốn biết đây đủ 311 điều học quy định cho tỳ khưu ni thì cần phải xem Bhikkhunĩpãtimokkha, tức là giới bổn Pãtimokkha của tỳ khưu ni. Giới bổn ấy gồm có các điều học như sau:

  • 8 Pãrãjika (ở đây chỉ trình bày 4 điều được quy định riêng)
  • 17 Sanghãdisesa (chỉ trình bày 10 điều được quy định riêng)
  • 30 Nissaggiya Pãcittiya (chỉ trình bày 12 điều được quy định riêng)
  • 166 Pãcittiya (chỉ trình bày 96 điều được quy định riêng)
  • 8 Pãtidesanĩya (trình bày đầy đủ 8 điều)
  • 75 Sekhiya (tương tợ giới bổn của tỳ khưu)
  • 7 Adhikaranasamathã Dhammã (tương tự giới bổn của tỳ khưu).

          Qua văn bản Luật này, có một số vấn đề đáng được lưu ý như sau:

         1/- Tỳ khưu ni không có phần giới aniyata. Tỳ khưu và tỳ khưu ni đều có 30 điều nissaggiya pãcittiya, tuy rằng có số lượng giống nhau nhưng một số điều học lại khác nhau. Về 75 điều sekhiya và 7 pháp dàn xếp tranh tụng (adhikaranasamathã dhammã) thì hoàn toàn giống nhau.

         2/- Đức Phật quy định các điều học cho các tỳ khưu ni thông qua các tỳ khưu. Mỗi khi có sự việc sanh khởi, các tỳ khứu ni đã kể lại sự việc cho các tỳ khưu rồi các tỳ khưu mới trình lên đức Phật. Khi đức Phật quy định điều học, ngài cũng quy định gián tiếp qua các tỳ khưu: “…Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này …” Cũng nên lưu ý về thể của động từ sử dụng trong lời nói của đức Phật: Động từ uddissantu trong trường hợp của các tỳ khưu ni thuộc mệnh lệnh cách hàm ý sự chỉ thị, sự ra lệnh, nên được dịch là “hãy,” còn uddisseyyãtha áp dụng cho các tỳ khưu thuộc giả định cách có ý nghĩa khuyên bảo được dịch là “nên;” phải chăng việc nói gián tiếp hay trực tiếp là lý do của sự khác biệt này?

        3/- Trong các câu chuyện ở Tạng Luật, dường như chỉ có bà Mahãpajãpatĩ Gotamĩ là chủ động thưa chuyện cùng đức Phật, còn các tỳ khưu ni chỉ lắng nghe và trả lời mỗi khi đúc Phật hỏi đến. Các tỳ khưu ni khi đến với đức Phật đều đứng cho dù nghe Pháp. Điều này được ghi nhận ở các đoạn văn “…rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên…” Và khi từ giã đức Phật, chỉ có phần mô tả việc các tỳ khưu ni đảnh lễ đức Phật, hướng vai phải nhiễu quanh và ra đi, không có đoạn “… từ chỗ ngồi, đứng dậy…” Riêng đối với các tỳ khưu, vị tỳ khưu ni cần phải xin phép khi ngồi xuống ở phía trước (điều pãcittỉya 94).

         4/- Tội quy định cho tỳ khưu thường được giảm nhẹ so với các tỳ khưu ni trong khi cả hai đều thực hiện hành động phạm tội giống nhau. Ví dụ như việc che giấu tội pãrãjika của vị khác, tỳ khưu phạm cittìya điều 64 tỳ khưu ni lại phạm pãrãjika điều 2, hoặc vị xu hướng theo tà kiến và vẫn không dứt bỏ sau khi được nhắc nhở, tỳ khưu phạm pãcittiya điều 68 còn tỳ khưu ni phạm rãjika điều 3, v.v…

         5/- Tuy nhiên, tỳ khưu ni cũng được hai điều giảm nhẹ là chỉ hầu cận ni sư tế độ hai năm trong khi tỳ khưu tối thiếu phải năm năm hoặc hơn và tỳ khưu ni không phải hành parivãsa khi phạm tội sanghãdisesa, bù lại phải thực hành mãnatta nửa tháng ở cả hai hội chúng, trong khi đó tỳ khưu phải hành parivãsa tùy theo số ngày che giấu và chỉ sáu đêm mãnatta.

         6/- Vấn đề xuất gia cho người nữ có phần phúc tạp hơn: Ví dụ như ni sư tế độ phải đủ mười hai năm thâm niên (điều pãcittiya 74) so với tỳ khưu chỉ mười năm. Mỗi hai năm chỉ có thể cho tu lên bậc trên một nữ đệ tử (điều cittiya 83), việc này không thấy quy định cho tỳ khưu. Sau khi cho tu lên bậc trên xong, cần phải di chuyển vị tân tỳ khưu ni đi xa để tránh trường hợp người chồng bắt lại (điều cittiya 70).

         7/- Về phần giới tử ni muốn tu lên bậc trên phải có sự cho phép của cha mẹ và người chồng (đã xuất giá vẫn còn lệ thuộc vào cha mẹ), phải tròn đủ hai mươi tuổi, đã thực hành sáu pháp trong hai năm, và sự truyền pháp tu lên bậc trên cần được tiến hành lần lượt ở cả hai hội chúng. Giới tử ni được chia làm hai hạng: kumãrĩbhũtã có thể hiểu là hạng người nữ chưa có sự tiếp xúc thể xác với người nam và hạng thứ nhì là gihĩgatã (nghĩa là người nữ đã đi đến nhà) được dịch là người nữ đã kết hôn; ở phân giải nghĩa từ ngữ ghi là purisantaragatã nghĩa là “người nữ đã đi đến ở giữa (những) người nam.” Nếu vị tỳ khưu ni cho tu lên bậc trên hạng người nữ gihĩgatã chưa đủ mười hai năm (ũnadvãdasavassã) thì phạm tội điều pãcittiya 65. Nên hiểu như thế nào về việc chua đủ mười hai năm? Lời giải thích của ngài Buddhaghosa cũng không soi sáng được vấn đề. Học giả I. B. Homer đã lý luận nhiều về vấn đề này: Là kém mười hai tuổi? Hay kết hôn chưa đủ 12 năm? Và chọn lấy ý kiến thứ nhì. Đa số dịch giả theo quan điểm này. Tuy nhiên, như thế thì không liên quan gì đến lời giải thích của đức Phật về việc hạng người nữ này khi chưa đủ mười hai năm thì “không có khả năng chịu đựng đối với sự lạnh, sự nóng,…” Trái lại, chúng tôi hiểu theo nghĩa đơn giản của lời giải nghĩa từ ngữ ở trên là người nữ “có sự tiếp xúc thể xác với người nam” khi bản thân chưa đủ mười hai tuổi. Do thể chất và tâm lý của người nữ vào lứa tuổi ấy chưa được chuẩn bị đầy đủ nên việc người nam xâm phạm tiết hạnh sẽ gây ra những tác hại về tâm sinh lý khiến khả năng chịu đựng của hạng người nữ ấy bị kém đi. Học giả I.B. Homer cho biết rằng ở Ấn Độ có những địa phương vẫn duy trì tập tục cưới gả các cô gái lúc còn tám tuổi.

         8/- Xã hội Ấn Độ thời đó có vẻ rất nguy hiểm đối với nữ giới qua những sự việc bất trắc xảy ra cho các tỳ khưu ni đi riêng lẻ hay nhóm.

          9/- Vấn đề thâu hồi Kathina lại được tìm thấy ở bộ Luật này (điều cittiya 30) thay vì được kết tập ở chương Kathina (Mahãvagga – Đại Phẩm, chương VII).

         Ngoài ra, còn có một vài điều thắc mắc đã nảy sanh lên như sau:

        1/- Phải chăng phần Luật dành riêng cho Tỳ Khưu Ni đã được rút gọn lại? Hay nói cách khác, phải chăng có một bộ Luật được kết tập đầy đủ cho tỳ khưu ni để tiện việc học tập? Theo MahãvaggaĐại Phẩm, vào ngày lễ Uposatha các tỳ khưu không được đọc tụng giời bổn Pãtimokkha khi có sự hiện diện của vị tỳ khưu ni (TTPV tập 04, chương II, trang 340). Như thế, các tỳ khưu ni đã đọc tụng riêng theo như ở lời mở đầu và kết thúc của mỗi loại điều học hoặc ở lời kết thúc giới bổn đã xác định rõ. Ngoài ra, cần có sự chuyển đổi về văn tự ở các điều học đã được quy định chung, ví dụ ở điều pãrãjika thứ nhất phải đọc “yã pana bhikkhu,” thay vì đọc “yo pana bhikkhu,” “antamaso tiracchãnãgatena” thay vì “antamaso tiracchãnagatãya’ v.v… cho thấy việc lưu truyền một bộ giới bổn đầy đủ của các tỳ khưu ni là hợp lý. Nếu chấp nhận giả thiết như vậy, phải chăng bộ Luật của tỳ khưu ni đã được rút gọn lại sau khi sự tồn tại của các tỳ khưu ni không còn nữa? Vào thời gian nào?

          2/- Ngoại trừ một số sinh hoạt của các tỳ khưu ni qua các câu chuyện, không rõ các hành sự của hội chúng tỳ khưu ni đã được tiến hành như thế nào? Ví dụ như các tỳ khưu ni tụng đọc giới bổn vào lúc nào trong ngày lễ Uposatha? Trước hay sau khi đi nghe giáo giới? Ni viện có xác định ranh giới (sĩmã) riêng hay không? Nếu có, các tỳ khưu ni sẽ tự thực hiện lấy hay cần phải có sự giúp đỡ của các tỳ khưu? Trong lúc tra cứu cách giải quyết cho một số vấn đề, chúng tôi đã không tìm được lời giải thích của ngài Buddhaghosa hoặc có giải thích nhưng không rõ ràng. Phải chăng ngài đã không có sự tham khảo với các tỳ khưu ni thời đó? Hay nói theo sự suy diễn là không còn sự sinh hoạt của hội chúng tỳ khưu ni vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên ở đảo Lankã?

           Nếu xem xét kỹ lưỡng hai bộ Luật của tỳ khưu và tỳ khưu ni, chúng ta có thể tìm ra những sự khác biệt về tâm lý giữa hai giới tính đã được đức Phật nghiệm ra bằng sự tu chứng và giác ngộ của bản thân. Ngoài ra, sẽ còn có nhiều vấn đề lý thú khác mà bản thân chúng tôi đã bỏ sót hoặc không đủ khả năng để phát hiện.

            Về hình thức, văn bản li Roman được trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản li – Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka Series của nước quốc giáo Sri Lanka. Nhân đây, chúng tôi cũng xin thành tâm tán dương công đức của Ven. Mettãvihãri đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điều này đã tiết kiệm cho chúng tôi nhiều thời gian và công sức trong việc nhận diện mặt chữ và đánh máy; tuy nhiên việc kiểm tra đối chiếu lại với văn bản chánh cũng đã chiếm khá nhiều thời gian.

          Về phương diện dịch thuật và trình bày văn bản tiếng Việt, như đã trình bày ở tập Luật trước, chúng tôi giữ nguyên từ Pãli của một số thuật ngữ không dịch sang tiếng Việt ví dụ như tên các điều học pãrãjika, sanghãdisesa, hoặc tên của các nghi thức như là lễ Uposatha, lễ Pavãranã, v.v… Ngoài ra cũng có một số từ không tìm ra được nghĩa việt như trường hợp tên các loại thảo mộc. Thêm vào đó, chúng tôi cũng đã sử dụng dạng chữ nghiêng cho một số câu hoặc đoạn văn nhằm gợi sự chú ý của người đọc về tầm quan trọng của ý nghĩa hoặc về tính chất thực dụng của chúng. Riêng về các câu kệ ngôn, chúng tôi đã ghi nghĩa Việt bằng văn xuôi nhằm diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của văn bản gốc.

         Về văn phong của lời dịch, chúng tôi chủ trương ghi lại lời tiếng Việt sát theo văn bản gốc và cố gắng không bỏ sót từ nào không dịch. Lời văn tiếng Việt của chúng tôi có chứa đựng những mấu chốt giúp cho những ai có ý thích nghiên cứu Pãli thấy ra được cấu trúc của loại ngôn ngữ này. Việc làm này của chúng tôi không hẳn đã được hoàn hảo, dẫu sao cũng là bước khởi đầu nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu cổ ngữ Phật Học của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém.

         Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành ghi nhận sự quan tâm chăm sóc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công tác phiên dịch của chúng tôi về phương diện vật thực bồi dưỡng và thuốc men chữa bệnh của các vị hữu ân sau: Phật tử Phạm Thu Hương (Hồng Kông) và Phật tử Ngô Lý Vạn Ngọc (Việt Nam). Công việc soạn thảo này được thông suốt, không bị gián đoạn, chính là nhờ có sự hỗ trợ cấp thời và quý báu của quý vị. Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát và hộ trì Tam Bảo.

        Một điều thiếu sót lớn nếu không đề cập đến sự nhiệt tình giúp đỡ của Phật tử Tung Thiên đã sắp xếp thời gian để đọc qua bản thảo và đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho chúng tôi tránh được một số điểm vụng về trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt.

          Chúng tôi cũng xin thành tâm tùy hỷ và tán dương công đúc của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh giúp cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pãli – Việt được tồn tại và phát triến, mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quý vị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.

        Chúng tôi xin thành kính tri ân công đức của Ngài Hòa Thượng Ven. Devahandiye Pahnãsekara Nãyaka Mahãthera, tu viện trưởng tu viện Sri Jayawardhana- ramaya Colombo 8 – Sri Lanka, đã cung cấp trú xứ và các vật dụng cần thiết giúp cho chúng tôi có thể tập trung toàn thời gian cho công việc thục hiện tập Luật này.

          Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.

Kính bút,

Ngày 28 tháng 02 năm 2009

Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

 

MỤC LỤC

Mục Lục

Lược Đồ Tam Tạng

Lời Giới Thiệu

Các Chữ Viết Tắt

  1. CHƯƠNG PÃRÃJIKA

1.1. Điều Pãrãjika Thứ Nhất

1.2. Điều Pãrãjika Thứ Nhì

1.3. Điều Pãrãjika Thứ Ba

1.4. Điều Pãrãjika Thứ Tư

  1. CHƯƠNG SANGHÃDISESA

MƯỜI BẢY ĐIỀU

2.1. Điều Sanghãdisesa Thứ Nhất

2.2. Điều Sanghãdiesa Thứ Nhì

2.3. Điều Sanghãdiesa Thứ Ba

2.4. Điều Sanghãdiesa Thứ Tư

2.5. Điều Sanghãdisesa Thứ Năm

2.6. Điều Sanghãdisesa Thứ Sáu

2.7. Điều Sanghãdiesa Thứ Bảy

2.8. Điều Saủghãdiesa Thứ Tám

2.9. Điều Sanghãdiesa Thứ Chín

2.10. Điều Sanghãdisesa Thứ Mười

Tóm Lược Các Điều Này:

  1. CÁC ĐIỀU HỌC NISSAGGIYA

3.1. Điều Học Thứ Nhất

3.2. Điều Học Thứ Nhì

3.3. Điều Học Thứ Ba

3.4. Điều Học Thứ Tư

3.5. Điều Học Thứ Năm

3.6. Điều Học Thứ Sáu

3.7. Điều Học Thứ Bảy

3.8. Điều Học Thứ Tám

3.9. Điều Học Thứ Chín

3.10. Điều Học Thứ Mười

3.11. Điều Học Thứ Mười Một

3.12. Điều Học Thứ Mười Hai

Tóm Lược Các Điều Này:

  1. CHƯƠNG PÃCITTIYA

4.1. Phẩm tỏi

4.1.1. Điều Học Thứ Nhất

4.1.2. Điều Học Thứ Nhì

4.1.3. Điều Học Thứ Ba

4.1.4. Điều Học Thứ Tư

4.1.5. Điều Học Thứ Năm

4.1.6. Điều Học Thứ Sáu

4.1.7. Điều Học Thứ Bảy

4.1.8. Điều Học Thứ Tám

4.1. 9. Điều Học Thứ Chín

4.1.10. Điều Học Thứ Mười

Tóm Lược Phẩm Này:

4.2. Phẩm Bóng Tối

4.2.1. Điều Học Thứ Nhất

4.2.2. Điều Học Thứ Nhì

4.2.3. Điều Học Thứ Ba

4.2.4. Điều Học Thứ Tư

4.2.5. Điều Học Thứ Năm

4.2.6. Điều Học Thứ Sáu

4.2.7. Điều Học Thứ Bảy

4.2.8. Điều Học Thứ Tám

4.2.9. Điều Học Thứ Chín

4.2.10. Điều Học Thứ Mười

Tóm Lược Phẩm Này:

4.3. Phẩm Lõa Thể

4.3.1.Điều Học Thứ Nhất

4.3.2. Điều Học Thứ Nhì

4.3.3. Điều Học Thứ Ba

4.3.4. Điều Học Thứ Tư

4.3.5. Điều Học Thứ Năm

4.3.6. Điều Học Thứ Sáu

4.3.7. Điều Học Thứ Bảy

4.3.8. Điều Học Thứ Tám

4.3.9. Điều Học Thứ Chín

4.3.10. Điều Học Thứ Mười

Tóm Lược Phẩm Này:

4.4. Phẩm Nằm Chung

4.4.1 Điều Học Thứ Nhất

4.4.2. Điều Học Thứ Nhì

4.4.3. Điều Học Thứ Ba

4.4.4. Điều Học Thứ Tư

4.4.5. Điều Học Thứ Năm

4.4.6. Điều Học Thứ Sáu

4.4.7. Điều Học Thứ Bảy

4.4.8. Điều Học Thứ Tám

4.4.9. Điều Học Thứ Chín

4.4.10. Điều Học Thứ Mười

Tóm Lược Phẩm Này:

4.5. Phẩm Nhà Triển Lãm Tranh

4.5.1. Điều Học Thứ Nhất

4.5.2. Điều Học Thứ Nhì

4.5.3. Điều Học Thứ Ba

4.5.4. Điều Học Thứ Tư

4.5.5. Điều Học Thứ Năm

4.5.6. Điều Học Thứ Sáu

4.5.7. Điều Học Thứ Bảy

4.5.8. Điều Học Thứ Tám

4.5.9. Điều Học Thứ Chín

4.5.10. Điều Học Thứ Mười

Tóm Lược Phẩm Này:

4.6. Phẩm Tu Viện

4.6.1. Điều Học Thứ Nhất

4.6.2. Điều Học Thứ Nhì

4.6.3. Điều Học Thứ Ba

4.6.4. Điều Học Thứ Tư

4.6.5. Điều Học Thứ Năm

4.6.6. Điều Học Thứ Sáu

4.6.7. Điều Học Thứ Bảy

4.6.8. Điều Học Thứ Tám

4.6.9. Điều Học Thứ Chín

4.6.10. Điều Học Thứ Mười

Tóm Lược Phẩm Này:

4.7. Phẩm Sản Phụ

4.7.1. Điều Học Thứ Nhất

4.7.2. Điều Học Thứ Nhì

4.7.3. Điều Học Thứ Ba

4.7.4. Điều Học Thứ Tư

4.7.5. Điều Học Thứ Năm

4.7.6. Điều Học Thứ Sáu

4.7.7. Điều Học Thứ Bảy

4.7.8. Điều HọcThứ Tám

4.7.9. Điều Học Thứ Chín

4.7.10. Điều Học Thứ Mười

Tóm Lược Phẩm Này:

4.8. Phẩm Thiếu Nữ

4.8.1. Điều Học Thứ Nhất

4.8.2. Điều Học Thứ Nhì

4.8.3. Điều Học Thứ Ba

4.8.4. Điều Học Thứ Tư

4.8.5. Điều Học Thứ Năm

4.8.6. Điều Học Thứ Sáu

4.8.7. Điều Học Thứ Bảy

4.8.8. Điều Học ThứTám

4.8.9. Điều Học Thứ Chín

4.8.10. Điều Học Thứ Mười

4.8.11. Điều Học Thứ Mười Một

4.8.12. Điều Học Thứ Mười Hai

4.8.13. Điều Học Thứ Mười Ba

Tóm Lược Phẩm Này:

4.9. Phẩm Dù Dép

4.9.1. Điều Học Thứ Nhất

4.9.2. Điều Học Thứ Nhì

4.9.3. Điều Học Thứ Ba

4.9.4. Điều Học Thứ Tư

4.9.5. Điều Học Thứ Năm

4.9.6. Điều Học Thứ Sáu

4.9.7. Điều Học Thứ Bảy

4.9.8-9-10. Điều Học Thứ Tám-chín-mười

4.9. 11. Điều Học Thứ Mười Một

4.9.12. Điều Học Thứ Mười Hai

4.9.13. Điều Học Thứ Mười Ba

Tóm Lược Phẩm Này:

Tóm Lược Các Phẩm:

  1. CÁC ĐIỀU TIDESANĨYA

5.1. Điều Học Pãtidesanĩya Thứ Nhất

5.2-8. Điều Học Pãtidesanĩya Thứ Hai – Thứ Tám

  1. CÁC ĐIỀU SEKHIYA

Điều học thứ nhất …Điều học thứ bảy mươi lăm

  1. CÁC PHÁP DÀN XẾP TRANH TỤNG

Các Pháp Dàn xếp Tranh Tụng

Phần Phụ Chú

Các Bản Dịch của Tỳ Khưu Indacanda

Địa Chi Liên Hệ

Phương Danh Thí Chủ

Các sách khác thuộc Giới Luật

Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 2
Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 2
Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 1
Sắc tu Bách Trượng thanh quy tập 1
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Mahasanghika
Luật Ma Ha Tăng Kỳ - Mahasanghika
Ý nghĩa giới luật
Ý nghĩa giới luật
Tạng Luật - Đại Phẩm 1
Tạng Luật - Đại Phẩm 1
Tập Yếu PARIVĀRA I
Tập Yếu PARIVĀRA I
Luật Tứ Phần 1
Luật Tứ Phần 1
Luật Ngũ Phần 1
Luật Ngũ Phần 1
Tạng Luật - Tập Yếu 1
Tạng Luật - Tập Yếu 1
Tạng Luật - Tiểu Phẩm 1
Tạng Luật - Tiểu Phẩm 1
Tạng Luật - Phân tích giới Tỳ Khưu Tập 1
Tạng Luật - Phân tích giới Tỳ Khưu Tập 1
Luật Sa Di và Sa Di Ni - tập 3
Luật Sa Di và Sa Di Ni - tập 3