Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Lịch sử phiên dịch Hán tạng

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử phiên dịch Hán tạng
  • Tác giả : Vương Văn Nhan
  • Dịch giả : Thích Phước Sơn
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 335
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000008507
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỊCH SỬ PHIÊN DỊCH HÁN TẠNG

Tác Giả: VƯƠNG VĂN NHAN

Biên dịch: THÍCH PHƯỚC SƠN

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giới nghiên cứu ngành học liên quan đến Phật giáo trên thế giới, việc nghiên cứu có thể sớm muộn hoặc cạn sâu khác nhau nhưng phần lớn các học giả đều phải đối mặt với một số lượng kinh điển Hán dịch đồ sộ được thực hiện suốt 20 thế kỷ nay và là kho kinh điển Phật giáo hoàn bị nhất thế giới.

Tại Việt Nam, Phật giáo du nhập rất sớm, đến nay trải qua gần 2.000 năm,ảnh hưởng của Tôn giáo từ bi và trí tuệ này đối với đất nước và con người Việt Nam ta lâu dài, sâu đậm, trở thành một nhân tố chủ yếu của tính dân tộc. Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch, và cũng như ở Trung Quốc, nhiều vị Tổ sư, Đại sư,đạt trình độ tu chứng cao vời, xứng đáng là các bậc long tượng của Phật giáo, các đệ tử, sứ giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nhằm giới thiệu lịch sử phiên dịch Hán tạng và cung cấp tư liệu tham khảo cho giới phiên dịch Đại Tạng kinh từ Hán sang Việt,dịch giả không ngại khả năng còn hạn chế, đem tác phẩm Phật điển Hán dịch chi nghiên cứu của Giáo sư Vương Văn Nhan dịch thoát thành Lịch sử phiên dịch Hán tạng, mục đích là để cho văn phong được phổ thông và dễ hiểu.

Việc phiên dịch Hán tạng xuất phát từ động cơ hoằng pháp của các bậc Cao tăng, nhưng để đạt được thành quả mỹ mãn là nhờ nhiệt tình hộ pháp của các bậc đế vương. Không những họ chủ động thiết lập dịch trường mà còn thân hành đến dịch trường khích lệ dịch giả, viết lời tựa cho các bản dịch.

Điểm đáng chú ý nhất của tập sách này là những lý luận dịch kinh của các Đại sư sau đây

-       Đại sư Đạo An đề xuất nguyên tắc Ngũ thất bản, tam bất dị (năm điều mất gốc, ba việc chẳng dễ)

-       Pháp sư La-thập chủ trương ba điểm: Chú trọng văn hoa; gia giảm chữ nghĩa cho phù hợp với kinh điển, đính chính tên gọi cho đúng sự thực

-       Đại sư Ngạn Tôn đúc kết thành Bát Bị ( cần phải đủ tám yếu tố). ta có thể tóm tắt thành ba điểm: Dịch giả phải có đủ đức tính của một Tăng sĩ; phải tinh thông Phật học; phải am tường Phạn văn và Hán văn.

-       Tam Tạng pháp sư Huyền Tráng nêu ra năm trường hợp chỉ phiên âm mà không dịch nghĩa, gọi là Ngũ chủng bất phiên: Vì bí mật nên không phiên dịch: Vì quá hàm súc nên không phiên dịch; vì tại Trung Hoa không có nên không phiên dịch; vì theo người xưa nên không phiên dịch; vì để phát sinh điều lành nên không phiên dịch.

-       Đại sư Tán Ninh chủ trương Lục kệ (sáu thể thức): dịch chữ, dịch âm, tiếng Hồ, tiếng Phạn: dịch lại, dịch thẳng; thô ngôn, tế ngữ, Hoa ngôn, nhã tục, trực ngữ, mật ngữ.

Trong năm nhà lý luận nêu trên, thì Đạo An, Ngạn Tôn tuy có tham dự dịch trường nhưng không trực tiếp tham dự dịch trường nhưng không trực tiếp phiên dịch; Tán Ninh thì khảo cứu kinh nghiệm của người trước rồ cô đọng thành những lý luận; chỉ có Ngài La-thập và Huyền Tráng là trực tiếp phiên dịch, rồi từ kinh nghiệm thực tế đúc kết thành những lý luận sinh động, có giá trị thiết thực; đáng làm kim chỉ nam cho giới dịch giả sau này. Vì thế mà các Ngài được lịch sử Phật giáo suy tôn là hai Đại sư dịch kinh kiệt xuất nhất trong sự nghiệp phiên dịch Hán tạng, và những công trình dịch thuật của các Ngài trở thành chuẩn mực, có giá trị muôn đời.

Trong lúc phiên dịch, dù cố gắng hết sức, người dịch cũng khó tránh khỏi sai sót, rất mong các bậc Tôn túc cao minh hoan hỷ chỉ giáo để khi tái bản, dịch phẩm sẽ được hoàn hảo hơn.

 

Thiền viện Vạn Hạnh ngày 15-04-2008

Tỳ-kheo Thích Phước Sơn

 

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

Bài tựa của Pháp sư Thánh Nghiêm

Tựa của tác giả

Chương I : Trình bày khái quát

1.     Động cơ nghiên cứu

2.     Phạm vi nghiên cứu

3.     Nguồn gốc tư liệu

4.     Phương pháp nghiên cứu

Chương II : Lược sử dịch kinh

1.     Tăng lữ Tây Trúc sang Ấn Độ

2.     Cao Tăng Trung Hoa sang Tây Trúc

3.     Quân vương yểm trợ

Chương III : Chế độ và tổ chức

1.     Tài trí của các Cao tăng

2.     Sự phân công tại dịch trường

3.     Các chức vụ tại dịch trường

Chương IV : Lý luận dịch kinh

1.     Lý luận dịch kinh của Đạo An

2.     Lý luận dịch kinh của Cưu- ma- La-Thập

3.     Lý luận dịch kinh của Ngạn Tôn

4.     lý luận dịch kinh của Huyền Tráng

5.     Lý luận dịch kinh của Tán Ninh

Chương V : Khảo cứu bản dịch

1.     Bản Hán dịch bộ kinh Bát- nhã

2.     Những vấn đề được phản ánh

Chương VI : Kết luận

1.     Quân vương hộ pháp

2.     Những chức danh tượng trưng

3.     Khảo cứu lý luận dịch kinh

4.     Đọc và đối chiếu

Phần phụ lục

1.     Những dịch phẩm ngoài Phật điển

2.     Sơ đồ dịch trường

3.     Nguyên văn 7 bản Tâm kinh bát nhã

Thư mục tham khảo

Mục lục

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Đại vương thống sử
Đại vương thống sử
Đức Phật lịch sử
Đức Phật lịch sử
Ấn Độ Phật giáo sử luận
Ấn Độ Phật giáo sử luận
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo