PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU
Việt dịch : Tỳ Khưu INDACANDA
NXB TÔN GIÁO – PL. 2549-2005
PHẦN GIỚI THIỆU
Chúng tôi trình bày bản dịch Suttavibhanga này theo hình thức trình bày của Tam Tạng Thái Lan gồm có Phân tích Giới tỳ Khưu (2 tập)và Phân tích Giới Tỳ Khưu Ni, hay có thể nói gọn lại là Giới Tỳ Khưu và Giới Tỳ Khưu Ni để dễ nhớ.
Đề cập đến nội dung, chương mở đầu Veranja trình bày về thời điểm quy định điều học cho các Tỳ khưu, đức Phật đã trả lời sự thình cầu của ngài Sãriputta ( Xá Lợi Phất ) rằng: “Sariputta, ngươi hãy chờ đợi! Trong trường hợp này, chỉ có Như Lai mới Này Sariputta , ngươi hãy chờ đợi! Này biết thời điểm”. Và ngài đã xác định thời điểm đó như sau: “ Này Sariputta, chính bởi vì một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này…chính bởi vì hội chúng đạt đến sự đông đảo về số lượng…chính bởi vì hội chúng đạt đến sự dối dào về lợi lộc nên đến một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo sư quy định điều học và công bố giới bổn Patimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy.”
Về phương diện từ ngữ có tính cách chuyên môn, giữ nguyên từ Pali đôi lúc có ghi trong ngoặc đơn từ dịch của các vị tiền bối để tiện liên hệ.Việc làm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: chúng tôi ngại việc sáng tạo thêm tên gọi mới e rằng làm rối trí những độc giả vốn đã có sự hiểu biết về Luật của Phật Giáo. Hơn nữa, việc biết và nhớ được một số từ có tính cách chuyên môn của ngôn ngữ này sẽ tiện cho công việc trao đổi kiến thức tránh sự nhầm lẫn, nhất là đối với các tu sĩ hoặc học giả người ngoại quốc. Chúng tôi cũng tránh việc sử dụng theo thói quen một số từ được ghi lại theo âm của tiếng Hán xét rằng không có lợi ích ví dụ như: ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa v.v…Cũng có một số từ được ghi lại từ tiếng Pali do chúng tôi không tìm ra được nghĩa của chúng như trường hợp tên cảu các loại thảo mộc.
Xin chân thành ghi nhận công đức của TT. TS. Bửu Chánh về CD Tam Tạng. Chúng tôi cũng xin tán dương công đức của Đại Đức Giác Hạnh về CD Tam Tạng ha Sangayana Chattha, đồng thời đã cho mượn bản tiếng Anh của cô I.B. Hoener và bộ Vinayamukha của ngài Mahasamana Chao ( Thái Lan), Dr, Bình Anson , HT, Hộ Tông, TH Bửu Chơn, Đại Đức Hộ Phạm, Ven. Cittananda, Ven.Khánh Hỷ , Ven. Chánh Kiến, ni sinh Huyền Châu, bà Diệu Đài, anh Phạm Trọng Độ, chú Nguyễn Hữu Danh, Gia đình Nguyễn Ngọc Vivian, gia đình Lê Thị Tích. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Mong sao các ước nguyện của quý vị sẽ được thành tựu như ý và nhanh chóng y như việc chúng tôi đã hoàn tất bản dịch này.
Công đức này xin dâng đến HT. trụ trì và chư tỳ Khưu chùa Sri Jayawadhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận tiện cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật pháp trong thời gian qua.
Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.
Colombo, ngày 25 tháng 3 năm 2004
Bhikkhu Indacanda ( Trương Đình Dũng )
( hiệu đính lần thứ nhất hoàn tất tập I ngày 23/9/2004. tập II ngày 18/10/ 2004)
MỤC LỤC
CHƯƠNG VERANJA
Tụng phẩm Veranja
I. CHƯƠNG PARAJIKA THỨ NHẤT
Tội thực hiện việc đôi lứa
1- Tụng phẩm Sudinna
2- Tụng phẩm “Được che đậy”
3- Tụng phẩm thứ ba
II. CHƯƠNG PARAJIKA THỨ NHẤT
Tội trộm cắp
1- Tụng phẩm thứ nhất
2- Tụng phẩm thứ nhì
III.CHƯƠNG PARAJIKA THỨ BA
Tội giết người
1- Tụng phẩm thứ nhất
2- Tụng phẩm thứ nhì
IV.CHƯƠNG PARAJIKA THỨ TƯ
Tội khoe pháp thượng nhân không thực chứng
V.CHƯƠNG MƯỜI BA PHÁP
1- Điều sanghadisesa ( tăng tàng thứ nhất )
2- Điều sanhadisesa (tăng tàng ) thứ nhì
3- Điều sanhadisesa ( tăng tàng ) thứ ba…
VI.CHƯƠNG ANYATA ( BẤT ĐỊNH )
1- Điều aniyata ( bất định ) thứ nhất
2- Điều aniyata ( bất định ) thứ nhì