Tìm Sách

Giảng Luận >> Thanh Từ toàn tập 18


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thanh Từ toàn tập 18
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : HT. Thích Thanh Từ
  • Ngôn ngữ : Việt - Hoa
  • Số trang : 1,032
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000008529
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THANH TỪ TOÀN TẬP 18

Trung Luận giảng giải

THÍCH THANH TỪ Dịch - Giảng

NXB TÔN GIÁO 2008

 

LỜI MỞ ĐẦU

Quyển luận này tên là Trung Luận, nếu nói đủ là Trung Quán Luận. Tại sao gọi là Trung Quán Luận? Trung là giữa, quán là xem xét, Trung Quán Luận là bộ Luận dùng trí quán sát đúng lý trung đạo.

Lý trung đạo trong nhà Phật có hai tầng lớp:

Một là trung đạo của hàng Nhị thừa. Sau khi hành đạo, đức Phật đi giáo hóa trong nhân gian. Ngài thường phê phán thời bấy giờ có những người tu phóng túng, hướng về ngũ dục rồi thụ hưởng, đắm trước, Phật gọi đó là  hạng người theo đuổi dục lạc. Lại có hạng người tu khác xoay qua khổ hạnh, hành hạ thân xác như nằm trần trụi ngoài trời hoặc ăn uống những thức ăn như trấu cám v.v…

Hai là trung đạo theo lý Bát Nhã. Theo tinh thần Bát-nhã, những sự vậ ở trên thế gian đều do nhân duyên mà có, đều do nhân duyên mà sanh, nên không có thật thể cố định.

Các pháp do nhân duyên sanh nên Phật nói là Không, tức là không có thật thể, không cố định mà có. Đây chỉ là giả tưởng giả danh. Thấy được cái giả tưởng giả danh không có thật  thể là thấy cái trung đạo, là nghĩa trung đạo, tức là  Đệ nhất nghĩa đế. Thế nên người ta thấy được lý thật của các pháp là người giác, là người trí tuệ. Vượt khỏi mê lầm của hai bên. Đó là nghĩa trung đạo của bộ Trung Luận này.

Quán Tưởng Không tức là quán tưởng tất cả các pháp ơ giữa cõi đời này đều rỗng không, thí dụ như tu quán về “Không Vô Biên Xứ”. Người tu ngồi quán tưởng tất cả sự vật trước mắt và chúng quanh mình đầu trống hết, thí dụ như bàn ghế trong một căn pòng, quán tưởng đến không còn thấy một sự vật nào trước mắt nữa. Đó là thành công trong phạm vi một căn phòng. Rồi lần lần quán tưởng đến cả khu vực, cả làng xóm đều không hết, cho đến khi nhắm mắt mở mắt đều thấy không. Đó là thành công trong phạm vi rộng lớn hơn, và đến bao giờ thấy không còn chỗ nào nữa, tất cả đều rỗng không, gọi đó là “Không Vô Biên Xứ”. Như vậy cái không đó , chỉ là không trên tưởng tượng chớ không có thật.

Hiểu như vậy chúng ta mới thấy lý Bát-nhã rất thiết yếu, rõ ràng, cụ thể chứ không phải là chuyện mơ màng tưởng tượng. Học lý Bát-nhã chúng ta thấy được lẽ thật của muôn pháp, đó là học để tỉnh giác, chớ không phải học để lý luận suông.

THÍCH THANH TỪ

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

 

QUYỂN I

Phẩm thứ nhất :  Phá Nhân Duyên

Phẩm thứ Hai  :  Phá Đi và Đến

Phẩm thứ ba    : Phá Lục Tình

Phẩm thứ tư    : Phá Ngũ Ấm

 

QUYỂN II

Phẩm thứ năm : Phá Lục Chủng

Phẩm thứ sáu  : Phá Pháp Nhiễm và Người Nhiễm

Phẩm thứ bảy  : Quán Tam Tướng

Phẩm thứ tám  : Quán Phá Tác và tác Giả

 

QUYỂN III

Phẩm thứ chín : Phá Bổn Trụ

Phẩm thừ Mười: Phá Đốt và Bị Đốt

Phẩm mười một : Phá Bản tế

Phẩm mười hai: Phá KHổ

Phẩm mười ba: Phá Hành

 

QUYỂN IV

Phẩm mười bốn: Phá Hợp

Phẩm Mười lăm: Quán Hữu Vô

Phẩm mười sáu: Quán Phược Giải

Phẩm mười bảy : Quán Nghiệp

Phẩm mười tám: Quán Pháp

Phẩm mười chín: Quán Thời

 

QUYỂN V

Phẩm hai mươi: Quán Nhân Quả

Phẩm hai mươi mốt: Quán Thành Hoại

Phẩm hai mươi hai: Quán Như Lai

Phẩm Hai Mươi ba: Quán Điên Đảo

Phẩm hai mươi bốn : Quán Tú Đế

Phẩm hai mươi lăm: Quán Niết –BÀn

Phẩm hai mươi sáu: Quán Mười hai Nhân Duyên

Phẩm hai mươi bảy: Quán Tà Kiến

 

PHẦN HÁN VĂN

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Đại cương Câu Xá Luận
Đại cương Câu Xá Luận
Luận giải thi tụng mười bức tranh chăn trâu
Luận giải thi tụng mười bức tranh chăn trâu
Kinh Viên Giác luận giảng
Kinh Viên Giác luận giảng
Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
Có trí tuệ là biết như thật về ...
Có trí tuệ là biết như thật về ...
Luận Đại Thừa Khởi Tín
Luận Đại Thừa Khởi Tín
Phật Học nhập môn
Phật Học nhập môn
Những đặc điểm của đức Phật
Những đặc điểm của đức Phật
Những bí mật của Tâm
Những bí mật của Tâm
Bách Pháp Phật Môn
Bách Pháp Phật Môn
Sứ mệnh của đạo Phật
Sứ mệnh của đạo Phật
Tâm hạnh người xuất gia
Tâm hạnh người xuất gia