CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG Giảng thuật
Thích Nữ Tắc Phú dịch
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI GIỚI THIỆU
“ Nam-mô A-di-đà Phật”!
Sáu chữ hồng danh này được truyền tụng khắp nhân dân Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị, ngay cả đi vào thi ca văn học. Thánh hiệu này là câu nói thân thuộc trên đầu miệng mọi người. Gặp mặt chao nhau A-di-đà Phật!
Nhưng mấy ai niệm Phật mà có ước vọng mục đích việc niệm Phật của mình như thế nào. Người ta niệm Phật theo quán tính mà không biết mình niệm Phật để làm gì, với mục đích gì?
May thay! Hòa thượng Tịnh Không đã giảng giải cặn kẽ cho chúng ta mọi vấn đề về pháp môn niệm Phật.
Đọc trong quyển sách này, chúng ta sẽ biết vì sao chúng ta niệm Phật, và phải niệm Phật như thế nào và được những lợi ích công đức ra sao?
Quyển “Công đức niệm Phật” này nguyên là băng giảng của Hòa thượng Tịnh Không được cư sĩ Trần Truyền Tịnh ghi chép chỉnh lý lại và sư cô Thích Nữ Tắc Phú phát tâm dịch ra Việt ngữ. Nội dung bài giảng rất có ích cho các hành giả niệm Phật cầu vãng sinh Tịnh độ. Đọc xong, chung1ta thấy lòng tin càng củng cố, ai cũng có thể niệm Phật và có phân cầu vãng sanh Tịnh độ được.
Tôi xin chân thành tán thán công đức pháp thí này và nguyện cầu:
Nhà nhà đều niệm Phật
Người người đều niệm Phật
Cực Lạc được sinh về
Đồng lên ngôi bất thoái
Kính cẩn giới thiệu
Tu viện Huệ Quang, ngày vía Phật Di-Đà
Năm Đinh Hợi –PL 2551
HT Thích Minh Cảnh
MỤC LỤC
I. PHẬT PHÁP LÀ GIÁO DỤC, CHẲNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO, CHẲNG PHẢI LÀ TRIẾT HỌC
1.Phật pháp là giáo dục
2. Mục tiêu giáo dục của Phật pháp: Vô thượng Chính đẳng Chính Giác
3.Đột phá chướng ngại của không gian và thời gian
4.Pháp môn niệm Phật rất dễ thành tựu
II. TRỌNG TÂM PHẬT PHÁP HẠT NHÂN
PHẬT PHÁP: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
1. Vui vẻ học tập – Học để ứng dụng
2. Kết tập và dịch kinh điển Phật
3. Tính tất yếu và nguyên tắc cần tuân thủ của việc hội tập bản kinh Vô Lượng Thọ
4. Pháp môn niệm Phật chẳng phải pháp mà người tầm thường có thể tin
5. A-di-đà Phật là đình cao cùa Phật pháp
III.HIẾU DƯỠNG CHA MẸ, TÔN KÍNH SƯ TRƯỞNG LÀ CĂN BẢN TU HÀNH TRONG PHẬT PHÁP
1. Sinh mệnh đổi thay theo n hân quả. Nhân quả là chân lý
2. Đạo Tràng- Tòng lâm thời ưa, truyền hình vệ tinh thời nay
3. Thâm tín Tịnh Độ thật không dẽ dàng
4. Nền tảng của Tịnh Độ là hiếu dưỡng cha mẹ và tôn kính sư trưởng
IV. TÂM HỌC PHẬT VỚI NGUYỆN-GIẢI –HÀNH
1.Đạo Phật là sự thực tiễn của Tam quy y “Gíác, Chính, Tịnh”
2. Năm năm học giới, vâng theo lời dạy của Sư trưởng
3. Tôn Phật A-di-đà làm Thầy
4.Tất cả pháp từ tâm sinh, niệm Phật rốt ráo thành Phật
5. Niệm Phật, hiện đời sống lâu, thanh tịnh, an vui