LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
(Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X)
In lần thứ II
THÍCH VIÊN TRÍ
NXB TỔNG HỢP TP.HCM
LỜI NÓI ĐẦU
Lược sử Phật giáo Trung Quốc là giáo trình biên soạn để giảng dạy tại các học viện Phật giáo Việt Nam. Với mục đích như thế, chắc chắn phần nghiên cứu cũng sẽ bị giới hạn, nhưng phương pháp nghiên cứu và nội dung của quyển sách này vẫn được trình bày như những công trình khoa học lịch sử nhằm tôn trọng và đảm bảo tính trung thực và khách quan trong khả năng có thể. Những hoàn cảnh văn hóa, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo từ khi Phật giáo du nhập từ thế kỷ thứ I sau CN cho đến thế kỷ X sau CN và những bối cảnh xã hội quan đó một số khuynh hướng tín ngưỡng hoặc trường phái tư tưởng được hình thành được đặc biệt chú trọng. Lý do là vì, theo thiển ý của chúng tôi. Tất cả mọi thứ văn hóa, vật thể hay phi vật thể, đều hướng tới con người, phục vụ con người mà được hình thành và tồn tại. Tôn giáo bao gồm cả Phật giáo, cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là, khác với mọi hệ thống triết học-chính trị, tôn giáo là nhu cầu muôn thuở của con người; vì theo sử gia người Mỹ, A.Taynbee, đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo của nó, và văn minh được quyết định bởi phẩm chất tôn giáo mà nó dựa vào. Nói khác đi, muốn hiểu con người và đất nước Trung Hoa, người ta không thể không tìm hiểu lịch sử tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Trung Hoa. Trong định hướng này,chúng tôi biên soạn tập sách “Lược sử Phật giáo Trung Quốc”. Với kiến thức khiêm tốn và tài liệu còn nhiều hạn chế, thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo cũng như mọi ý kiến phê bình, đóng góp, vì đó sẽ nguồn tài liệu quý giá để hoàn thiện cuốn sách trong những lần tái bản sắp tới.
Cuối cùng, xin cám ơn các tác giả của những tác phẩm đã làm nền tảng cho sự ra đời của cuốn sách này.
Soạn giả cẩn chí
VIÊN TRÍ
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Chương Một
BỐI CẢNH XÃ HỘI TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI PHẬT GIÁO DU NHẬP
I. Tổng quan về tình hình văn hóa,kinh tế, chính trị
II. Môi trường triết học và tôn giáo
· Khổng Tử
· Lão Tử
Chương Hai
THỜI KỲ TRUYỀN BÁ VÀ HỘI NHẬP
I. Truyền bá
1. Tại Ấn Độ
2. Du nhập vào Trung Hoa
3. Niên đại du nhập
4. Kinh Tứ Thập Nhị Chương và Lý Hoặc Luận
II. Giai đoạn chuẩn bị để hội nhập xã hội Trung Hoa
1. Công tác phiên dịch
2. bản chất giáo lý
3. phối hợp với truyền thống và tôn giáo bản địa
Chương Ba
GIAI ĐOẠN QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC
I. Phật giáo dưới thời Tây Tấn
1. Khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo
2. nhân vật tiêu biều của Phật giáo dưới thời Tây Tấn
3. đặc điểm của Phật giáo thời Tây Tấn
II. Phật giáo dưới triều đại Hung Nô ở miền Bắc Trung Hoa
III. Phật giáo ở Lương Châu và Đôn Hoàng
IV. Phong trào Tây du cầu pháp
V. Cao tăng dưới triều đại Đông Tấn
Chương Bốn
PHẬT GIÁO DƯỚI THỜI NAM BẮC TRIỀU
I. Phật giáo Nam triều
1. Khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo Nam triều
· Thành Thật tông
· Tam Luận tông
2. Phong trào chống đối Phật giáo ở Nam triều
II. Phật giáo tại Bắc triều
Chương Năm
PHẬT GIÁO DƯỚI BA TRIỀU ĐẠI : CHU-TÙY-ĐƯỜNG
I. Nhà Chu
II. Nhà Tùy
III. Nhà Đường
1. Hành hương xứ Phật
2. Cuộc khủng bố của Hui Chang năm 845
Chương Sáu
CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
I. Câu Xá tông
II. Thiên Thai tông
III. Hoa Nghiêm tông
IV. Tịnh Độ tông
V. Pháp Tướng tông
VI. Luật tông
VII. Mật tông
VIII. Thiền tông
Chương Bảy
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO
I . Thành phần và nguồn gốc của xã hội tăng đoàn
II. Thủ tục xuất gia – thọ giới
III Hệ thống tổ chức của tăng đoàn
IV Hệ thống quản lý trong các tự viện
V. Hoạt động của tăng đoàn
Chương Tám
PHIÊN DỊCH VÀ ẤN HÀNH PHẬT ĐIỂN TRUNG HOA
I . Lãnh vực phiên dịch
II. Ưu khuyết điểm trong công tác phiên dịch
III. Danh mục kinh điển
IV . Ấn hành tam tạng
Tài liệu tham khảo
Đại vương thống sử
|
Đức Phật lịch sử
|
Ấn Độ Phật giáo sử luận
|
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
|
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
|