Ý NGHĨA GIỚI LUẬT
VIÊN TRÍ
NXB TÔN GIÁO 2004
LỜI GIỚI THIỆU
Thế giới ngày nay đang bước vào thế kỷ 21 bằng việc đánh dấu nhiều sự khủng hoảng trong các lãnh vực của cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống của con người cũng như thế giới tự nhiên, đặc biệt là trong vấn đề môi trường, đạo đức, văn hóa… Sự hướng đến tôn giáo như là một trong những định hướng quan trọng nhằm tìm ra giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Giữa những hệ thống tôn giáo khác nhau đang hiện hành ở phương Đông cũng như phương Tây, Phật giáo thật sự được đánh giá cao nhất, đặc biệt là trong việc điều tiết khủng khoảng.
Chúng ta biết rằng giá trị chân chính của một tôn giáo nằm ở hệ thống này chỉ có thể đo lường ngang qua tổ chức của nó. Nói cách khác, đời sống tu hành mạnh hay yếu kém của một tôn giáo. Tổ chức của Phật giáo được gọi là Samgha (Tăng-già) Trong ý nghĩa này, đại đức Thích Viên Trí đã nỗ lực trình bày ý nghĩa và vai trò của mỗi thành viên Tăng-già. Với nội dung của cuốn sách bao gồm sáu chương, đại đức miêu tả cuộc sống của Tăng đoàn Phật giáo như một mẫu thức tốt đẹp về một đời sống lý tưởng cho con người trong cái thế giới cạnh tranh quyết liệt để sinh tồn như hiện nay. Qua ý nghĩa của nếp sống giải thoát của Tăng đoàn Phật giáo, người đọc có thể phát hiện ra một vài giải pháp khả thi nhằm giúp bản thân mình đối phó với những sự khủng hoảng về phương diện môi trường văn hóa hay bất cứ vấn đề nào khác đang gây tác động xấu đến cuộc sống con người và thế giới tự nhiên.
Công trình nghiên cứu này có rất nhiều ý tưởng cụ thể, mới mẻ và khả thi đối với đời sống Tăng đoàn Phật giáo nói riêng và đối với những ai quan tâm đến một nếp sống an lạc và hạnh phúc nói chung.
Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm này đến quý tăng ni và độc giả. Tôi tin rằng quý vị sẽ cảm nhận được giá trị và hương vị của “Ý nghĩa giới luật”.
Thượng tọa Thích Phước Sơn
Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
MỤC LỤC
Chương Một: TỔNG QUAN
1. Ý nghĩa đại cương
2. Phạm trù nghiên cứu
Chương Hai : XUẤT GIA
1. Định nghĩa từ ngữ “Nekkhamma” (Xuất gia)
2. Đời sống tự nguyện
3. Đời sống phạm hạnh (Brahamacariya)
Chương Ba : GIỚI LUẬT
1. Định nghĩa giới (sila)
2. Định nghĩa luật (vinaya)
3. Giới tự nhiên
4. Giới xã hội
Chương Bốn : NỘI DUNG CỦA GIỚI LUẬT
1. Nội dung các loại giới luật
2. Nội dung giới bỏn Ba-la-đề-mộc-xoa (Patimokkha)
3. Bốn pháp Ba-la-di (Parajika dhamma)
Chương Năm : TÁC ĐỘNG CỦA GIỚI LUẬT
1. Tầm quan trọng của giới luật
2. Nguyên lý giải thoát của giới luật
3. Tác động giải thoát của giới luật ngay trong hiện tại
4. Sự ảnh hưởng của giới luật trong sự thịnh suy của Tăng đoàn
Chương Sáu : KẾT LUẬN
1. Tinh thần thủ xả của giới luật
2. Những ngộ nhận của giới luật
Phụ lục
Thư mục tham khảo