Tìm Sách

Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu >> Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về chuyên đề Giáo Dục


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về chuyên đề Giáo Dục
  • Tác giả : Hội Khuyến Học Việt Nam
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 248
  • Nhà xuất bản : Hội Khuyến Học Việt Nam
  • Năm xuất bản : 1998
  • Phân loại : Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu
  • MCB : 12010000008290
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ CHUYÊN ĐỀ :

“CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRƯỜNG LỚP TRONG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM”

HỘI KHUYẾN KHÍCH VÀ HỖ THỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VN

HÀ NỘI 4 – 1998  ( 248 trang)

 

HỘI KHUYẾN HỌC VỚI BA MỤC TIÊU CƠ BẢN

Hộii khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam (tên rút gọn Hội Khuyến học VN) được thành lập theo quyết định số 122/TTg ngày 29/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình chuẩn bị đưa Hội vào hoạt động chính thức cũng là thời gian BTC TW Đảng khẩn trương chuẩn bị  Hội nghị lần thứ hai  BCHTW (khóa 8) quyết định định hướng phát  triên giáo dục đào tạo co thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp theo nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của BCHTW (khóa 7) về đổi mới sự nghiệp  giáo dục đào tạo.

Vào thời điểm ấy,với ba mục tiêu cơ bản (góp sức phấn đấu cho công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người và mọi vùng của đất nước; cổ vũ xã hội quan tâm va kiến nghị với Nhà nước chính sách và chế độ đãi ngộ người thầy; tư vấn về chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển giáo dục), ngay khi ra đời, Hội đồng được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước TW và địa phương dành cho sự ủng hộ quý báu, được sự tán đồng của các nhà sư phạm, khoa họa, nghiên cứu giáo dục,quản lý tâm huyết với  sự nghiệp “trồng người”; được sự hưởng ứng của quần chúng nhân dân và sớm trở thành tổ chức thành viên của Mật Trận Tổ quốc VN.

Với vị thế được xác định của một tổ chức  xã hội phi Chính phủ hoạt động vì sự nghiệp giáo dục, sau gần 2 năm thành lập, hệ thống của Hội đã hình thành  và bước đầu phát huy tác dụng:

- Bộ máy làm việc của TW Hội với Hội đồng tư vấn, Hội đồng bảo trợ và các ban chuyên môn làm chức năng tham mưu và tác chiến, sáu Trung tâm trực thuộc được giao nhiệm vụ  hoạt động góp phần thực hiện tôn chỉ và mục đích của Hội. Báo Khuyến học, là diễn đàn khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục của Hội ra mắt bạn đọc đều kỳ.

- 15 thành-tỉnh Hội có chi hội tới xã phường đã đi vào hoạt động; trên 20 địa phương khác đang khẩn trương chuẩn bị lập hội đồng nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào và mong đợi của nhân dân địa phương.

Hướng vào 3 mục tiêu cơ bản, phát huy tiềm lực của thành viên là nhiệt tình, kiến thức và kinh nghiệm chuyên nghành, TW Hội đã thực hiện chức năng tư vấn cho cơ quan  chuyên trách của TW Đảng, Nhà nước, Quốc hội  về xây dựng chính sách định hướng phát triển giáo dục,vể tự học và tự đào tạo, về cơ cấu tổ chức trường học,về dự thảo “Luật giáo dục”. Với khả năng tài chính còn hạn chế của Hội, cùng với một nguồn quan trọng từ lãi suất của khoản tiền do tập đoàn kinh tế nước ngoài tặng Tổng Bí thư Đỗ Mười (10-1997) để khuyến khích các hoạt động giáo dục – đào tạo được Tổng Bí thư tặng lại HỘi, TW Hội đã góp phần hỗ trợ vật chất  cho một số địa phương có khó khăn đột xuất  và một số thầy trò có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập.

Đồng thời với việc xây dựng Quỹ khuyến học của các cấp  Hội tạo nguồn tài chính hỗ trợ phong trào dạy tốt,  học tốt bằng tặng thưởng và học bổng – mọi hoạt động cần thiết nhưng không là duy nhất cảu giải pháp xã hội hóa giáo dục – nhiều địa phương, mà những điểm sáng ban đầu là Thành Hội Khuyến học Đà Nẳng, Tỉnh Hội Quảng Nam, Tỉnh Hội Nam Định, Tỉnh Hội Vĩnh Long…đã vận dụng  các hình thức phong phú khơi dạy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tạo nên động lực mới cho phong trào, có thể kể những cuộc vận động “người người đi học” , “học sinh bỏ học trở lại trường lớp”, “người biết chữ dạy người chưa biết”, “ hỗ trợ những người khó khăn, khuyến khích người tài”; những hoạt động có ý nghĩa liên kết 3 môi trường ( nhà trường,  gia đình, xã hội) trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; những đợt huy động công sức các lực lượng xã hội nhằm nâng cấp trường sở, sân chơi,  bổ sung trang bị tủ sách; những cuộc vận động tương trợ các đối tượng và thôn xóm gặp khó khăn trong phát triển giáo dục; những hình thức chăm sóc tinh thần và vật chất cho các thầy cô giáo; những buổi tọa đàm  tập hợp ý kiến làm tư vấn cho chính quyền và ngành chức năng của địc phương… thực hiện và tổ chức thực hiện các quyết sách về giáo dục.

Những bước đi ban đầu ấy trong việc khuyến khích và trợ giúp người học và người dạy, trong hoạt động tư vấn đã minh họa tên gọi chính thức của Hội: Hội khuyến khích và hỗ trợ  phát triển giáo dục Việt Nam. Thực  tiễn giáo dục trong gần 2 năm qua cũng cho thấy không có sự trùng lắp về nhiệm vụ của Hội với các tổ chức và đoàn thể  đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo:

Khác với Hội đồng giáo dục là tổ chức của chính quyền có thành viên là các cơ quan đóng trên địa bàn. Hội Khuyến học là doàn thể xã hội co1co7 sở rộng rãi trong quần chúng, các thành viên hoạt động không vụ lợi nhằm  “tổ chức phong trào toàn dân học tập, toàn dân giáo dục” như nghị quyết TW 2 chỉ rõ. Chính vì lẽ đó Hội là lục lượng trợ giúp đáng tin cậy là người anh em đồng hành của ngành giáo dục – đào tạo trong quá trình đưa nghị quyết TW2 vào cuộc sống thông qua giải pháp xã hội hóa.

Khác với Hội cha mẹ học sinh có thành viên chủ yếu là cha mẹ học sinh, với đội ngũ có thể biến động theo từng cấp học, khác với Hội  giáo dục gia đình, Hội bảo trợ tre em khuyết tật, Hội phát triển Văn hóa giáo dục miền núi…hoạt động theo chuyên đề cụ thể và có địa bàn hoạt động nhất định.Hội khuyến học là tổ chức có đội ngũ ổn định của đông đảo những người tự nguyện, có nội dung phong phú trong hoạt động, phục vụ người học, người dạy và cùng ngành chủ quản có đối tượng trên mọi miền đất nước với sự quan tâm ưu tiên  tới các đối tượng nghèo, các vùng có khó khăn đặc biệt nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi học tập.

Bởi lẽ đó, trong nhiều buổi báo cáo về hoạt động với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, và Trung ương Mật trận Tổ Quốc, Thường vụ TW Hội rất phấn khởi tiếp nhận những lời khích lệ quý báu của đồng chí Nông Đức Mạnh ủy viên thường vụ BCT, Chủ tịch Quốc hội, cùa đồng chí Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Chính phủ, của đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Trung ương Mật trận Tổ quốc Việt Nam. Các đồng chí hoan nghênh  sự ra đời đúng lúc của Hội với 3 mục tiêu cơ bản, và đã có một số kết quả hoạt động có ý nghĩa, các đồng chí tỏ ý tin tưởng Hội sẽ góp sức ngày càng có hiệu quả vào công cuộc xã hội hóa giáo dục và mong muốn các ngành – trước hết là ngành chủ quản- các cấp, các đoàn thể cùng hợp đồng hoạt động với Hội trong sự nghiệp này.

Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, không một tổ chức hoặ đoàn thể nào có thể đơn độc phấn đấu. Với nhận thức ấy, Hội coi sự liên kết chặt chẽ trước hết trong kế hoạch công tác với ngành giáo dục – đào tạo, đồng thời với sự phối hợp hoạt động cùng các đoàn thể khác vì sự nghiệp chấn hưng và phát triển giáo dục là phương châm hoạt động của Hội. Theo tinh thần ấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Hội quyết tâm kiên trì phấn đấu, tranh thủ kết quả từng bước, từng phần để ngày càng xứng đáng là một lực lượng quan trọng góp phần thực thi “Quốc sách hàng đầu”, một khâu đột phá quan trọng trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Các sách khác thuộc Tạp Chí - Nội San - Kỷ Yếu

Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước
Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 142
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 142
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 25
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 25
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 141
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 141
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 24
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 24
Hội nghị quốc tế
Hội nghị quốc tế
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 140
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 140
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 139
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 139
Bách khoa thư Hà Nội tập 1 - Lịch sử
Bách khoa thư Hà Nội  tập 1 - Lịch sử
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 138
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 138
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 137
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 137