Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Đường mây trong cõi mộng


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đường mây trong cõi mộng
  • Tác giả : Hám Sơn Đại Sư
  • Dịch giả : Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 462
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000008706
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 ĐƯỜNG MÂY TRONG CÕI MỘNG

THÍCH HẰNG ĐẠT – NGUYÊN PHONG phóng tác

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

LỜI NÓI ĐẦU

Đại sư Hám Sơn, danh Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. là một trong bốn vị thánh tăng có công phục hưng và phát triển Phật giáo trong triều đại nhà Minh (Ba vị kia là thiền sư Đạt Quán, Đại sư Liên Trì, và Đại sư Ngẫu Ích). Cuoc65 đời hành đạo đầy gian khổ của các ngài trong hoàn cảnh lúc dó đã hé mở cho chúng ta thấy được phần nào về tình trạng Trung Hoa thời nhà Minh  cũng như hoàn cảnh suy đồi của Phật giáo ngay lúc đó. Phần lớn các nhà viết sử đã ca ngợi triều Minh như một triều đại của Phật giáo vì Minh Thái Tổ xuất thân là một chú tiểu ở chùa Viên Giác, sau khi lên ngôi đã cho xây cất, trùng tu hàng trăm cảnh chùa, đào tạo hàng vạn tăng sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt câu hỏi Phật giáo có hưng thịnh vì có nhiều chùa hay có đông chư tăng hay không? Người Phật tử không thể xét theo số lượng chùa chiền hay tăng ni mà kết luận như các nhà sử học được. Nếu xem xét kỹ người ta sẽ thấy Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã đưa Phật giáo lên địa vị quan trọng để duy trì và củng cố địa vị của mình trong hoàn cảnh lúc đầu mà thôi. Ông gia nhập Minh giáo để chống lại triều đình nhưng khi không tranh giành được ngôi thủ lãnh Minh giáo với Trần Hữu Lượng, ông đã kêu gọi hợp tác của quần chúng Phật giáo để chống lại phe nhóm Minh giáo của Trần Hữu Lượng. Nhờ thế ông dẹp tan nhóm này và trở nên lãnh tụ phong trào khởi nghĩa, sau đó ông lật đổ nhà Nguyên và sáng lập nên triều Minh. Mặc dù nhà vua nhờ Phật giáo mà dựng nghiệp nhưng ông cũng sớm rõ tiềm lực hùng hậu của Phật giáo, nên chỉ vài năm sau ông chia rẽ Phật giáo ra nhiều tông phái riêng biệt và chỉ trọng đải các vị tăng chuyên cúng tế, cầu nguyện theo các hình thức mê tín dị đoan của Đạo giáo mà thôi. Tuy vua cho xây cất nhiều chùa chiền nhưng lại biến nơi này thành những trung tam giáo dục và đào tạo các học giả quan lại cho triều đình.Xét như thế Phật giáo chẳng thể hưng thịnh như các nhà viết sử đã kết luận, trái lại dưới triều Minh, Phật giáo đã dần dần suy thoái thành một thứ tôn giáo đầy những mê tìn đối với các tăng sĩ bại hoại không giữ giới luật, chẳng hiểu ý nghĩa xuất gia mà  chỉ lo “hành nghề tăng sĩ’ (dưới triều Minh, làm tăng sĩ là  một nghề chuyên môn, phải mua giấy phép hành nghề của triều đình, tăng sĩ phải thi đọc kinh cúng tế như các đạo sĩ). Sử liệu ghi nhận trong những năm đầu nhà Minh mỗi năm có hàng chục vạn người được cấp phép hành nghề tăng sĩ nhưng trong cuốn “Hám Sơn Lão Nhân Tự Sự Niên Phổ” Đại sư Hám Sơn đã nhận xét: “Đa số tăng sĩ đều ăn mặc lòe loẹt, để tóc dài, ăn thịt, uống rượu, chẳng biết giới luật, chẳng hề tụng kinh hay tham thiền mà chỉ lo quyên tiền cúng dường và làm lễ nghi cầu đảo như các đạo sĩ”. Hiển nhiên, nếu không có sự hoằng pháp  và chấn hưng Phật giáo của Đại sư Hám Sơn, Thiền sư Đạt Quán, Đại sư Liên Trì và Đai sư Ngẫu Ích thì không biết tình hình Phật giáo Trung Hoa sẽ suy đồi đến đâu?

Bản phóng tác “Đường mây trong cõi mộng” này được khởi công dịch từ bản tiếng Anh “A Buddhist Master In Dreamland” của Charles Luk Yu dịch từ cuốn “ Hám Sơn Lão Nhân Tự Sự Niên Phổ”. Chúng tôi đã tham khảo thêm tình hình Phật giáo thời Minh  qua những cuốn “A Buddhist Leader in Ming China, The Life and Thouhgt of Han Shan Te Ch’ing” của Sung Pen Hsu, “The Renewal of Buddhism in Ming China, A Historical Survey” của Kenneth Chen. Nhận thấy những bản dịch này vẫn chưa đầy đủ nên chúng tôi đã nhờ Đại Đức Thích Hằng Đạt tham cứu lại nguyên bản “ Hám Sơn Đại Lão Sư Mộng Du Tập”, “Hám Sơn Lão Nhân Tự Sự Niên Phổ” để bổ túc thêm. Ngoài ra để giúp quý Phật tử muốn tìm hiểu thêm về những lời dạy bảo của ngài, Đại Đức Thích Hằng Đạt còn dịch thêm những bài giảng của Đại sư Hám Sơn ghi lại trong những tập “Hám Sơn Đại Sư Truyện” và “Hám Sơn Tự Truyện”. Những bài này được xếp vào phần thứ hai của quyển sách.

Trong việc dịch thuật một tác phẩm quan trọng như cuốn sách này, chắc chắn có nhiều sai sót, kính xin các bậc cao minh chỉ giáo và thứ lỗi cho. Nếu có được chút công đức nào thì xin hồi hướng cho tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo.

                                                 Ngày 15 tháng 12 năm 1997

                                           Thích Hằng Đạt – Nguyên Phong

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Bối cảnh lịch sử

Phần một

o   Cuộc đời của Đại sư Hám Sơn

1.     xuất thế

2.     xuất gia

3.     vân du

4.     liễu đạo

5.     thiền định

6.     pháp hội cầu Thái tử

7.     Thiền sư Đạt Quán

8.     Lâm nạn

9.     Lưu đày

10.    Tự do

11.    Tào Khê

12.   Viên tịch

Phần hai

o   Khai thị của Đại sư Hám Sơn

Luận về cảm ứng

Sự thiết yếu của sự niệm Phật và tham thiền

Khai thị Đại chúng

Khai thị về những điểm thiết yếu khi niệm Phật

Khai thị về Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh Độ

Khai thi cho thị giả Đẳng Ngu

Khai trị cho Thiền nhân Huệ Cảnh

Khai thị cho Nhan Trung Tiên trì chú Chuẩn Đề

Khai thị cho Từ Tịnh chi

Khai thị cho Ngô Khải Cao

Bài tựa về Tịnh Độ Chỉ Quy

Quy chế niệm Phật trong 12 thời tại chùa Hồ Tâm

Thư đáp Đức Vương

Khai thị Tham thiền Thiết Yếu

Khai thị cho Tiêu Huyền Đoàn

Khai thị cho cư sĩ Vương Hiển Ngung

Đáp quan Trung Thừa Trịnh Công Nham

Khai thị cho Phùng Sanh Văn Nhụ

Khai thị cho Thiền Nhân Trí Văn

Khai thị cho Thiền sư Thừa Mật

Khai thị cho Sa di Tại Tịnh

Khai thị cho thầy Đại Tịnh

Khai thị cho Thiền sư Như Lang

Khai thị cho Thiền Nhân Thạch Ngọc

Khai thị cho Thiền sư Như Thường

Khai thị cho Thiền nhân Khánh Vân

Khai thị cho Thiền nhân Vô Sanh

Khai thị cho Thiền nhân Tự Tông

Khai thị cho Thiền nhân Tự Giác

Khai thị Đại chúng

Khai thị cho Thiền nhân Tự Tông

Khai thị cho Thiền nhân Tự Giác

Khai thị cho Thiền nhân Bảo Qúy Bổn Tịnh

Khai thị cho Thiền nhân Chân Ngộ

Khai thị cho Thiền nhân Pháp Cẩm

Khắc bài tựa về Phật sự Du Già

o   Biên niên sử cuộc đời của Đại sư Hám Sơn

o   Tài liệu tham khảo và trích dẫn

 

 

 

 

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
Lịch sử Phật giáo Trung Quốc
Lịch sử Phật giáo Trung Quốc
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ
Đường thiền sen nở
Đường thiền sen nở
Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải
Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải
Đức Phật và dòng sử Việt
Đức Phật và dòng sử Việt
Phật Giáo khắp Thế Giới
Phật Giáo khắp Thế Giới
Đại Việt sử ký toàn thư tập I
Đại Việt sử ký toàn thư tập I
Lược sử Ni giới Bắc tông Việt nam
Lược sử Ni giới Bắc tông Việt nam
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận