HỒI KÝ
LÊ NGÂN HỔ ĐẮC HOÀI biên soạn
NXB LAO ĐỘNG
TRUNG TÂM VĂN HÓA NGÔN NGỮ ĐÔNG TÂY
LỜI NÓI ĐẦU
Trước khi qua đời Sư bà Diệu Không có để lại một cuốn hồi ký ghi chép theo ký ức những sự kiện lớn xảy ra trong cuộc đời từ thuở thơ ấu cho đến những năm cuối đời.
Thich Nữ Diệu Không (thế danh là Hồ Thị Hạnh) sinh năm 1905 (có tài liệu ghi sinh năm 1906), viên tịch năm 1997, thọ dương 93 tuổi. Cuộc đời của Sư chiếm gần trọn thế kỷ XX trải qua hai giai đoạn chính: từ 1905 đến 1935 là thời kỳ sống trong gia đình của quận cháu Hồ Thị Hạnh, con gái út của Khánh Mĩ quận công Hồ Đắc Trung và từ 1935 đến 1997 là thời kỳ hoạt động cho Phật giáo với pháp tự Thích nữ Diệu Không.
Cuốn Hồi ký gồm 4 tập:
Tập 1: từ 1911 - 1925: Thời thơ ấu
Tập 2: từ 1925 -1935: Tham gia hoạt động xã hội- xác lập chí hướng “Hành đạo cứu đời”
Tập 3: từ 1935- 1955: Cuộc đấu tranh để duy trì và phát triển Phật giáo miền Nam dưới chế độ Mỹ-Ngụy.
Tập 4: từ 1975-1985: Phật giáo hai miền hợp nhất cùng với đất nước thống nhất.
Cuốn Hồi ký không những đã làm sáng tỏ những vấn đề về đời tư của nhân vật Hồ Thị Hạnh – Diệu Không mà còn làm sáng tỏ nhiều sự kiện lịch sử, diễn biến của chế độ phong kiến thực dân Việt Nam qua các triều vua Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, của thời kỳ sau cách mạng tháng Tám (1945), qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và cả sau ngày chiến tranh cách mạng toàn thắng, đất nước tái thống nhất nhìn dưới gốc độ của một nhân chứng phụng sự đạo giáo và dân tộc.
Cuốn Hồi ký không chỉ là một viên ngọc quý bổ sung cho gia phả họ Hồ - một họ tộc lớn và lâu đời của dân tộc, mà là cuốn sách có giá trị về lịch sử văn học, một tác phẩm làm rạng rỡ truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam; nhân vật hồi kỳ còn là một bông hoa đẹp tô điểm cho vườn hoa nhiều màu sắc của phong trào phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XX.
Để giới thiệu cuốn hồi ký của sư bà Diệu Không, chúng tôi biên soạn cuốn Đường thiền – Sen nở với kết cấu 3 phần:
Phần 1: nói về quận công Hồ Đắc Trung –người có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, chí hướng của quận chúa Hồ Thị Hạnh cùng với bài viết. Từ quận chúa Hồ Thị Hạnh đến sư Diệu Không nói về sự tiếp nối truyền thống yêu nước, thương nòi của một quận chúa giàu sang có học thức, có phẩm hạnh đến nhà chân tu bậc thầy đứng đầu giới nữ tu Việt Nam: ni trưởng Thích nữ Diệu Không.
Phẩn 2: Đăng trọn vẹn tập hồi ký của sư Diệu Không.
Phần 3: Diệu Không thi lục. Phần này giới thiệu một phần sự nghiệp thơ Hồ Thị Hạnh – Diệu Không, chủ yếu là những bài thơ đã được đăng trên các báo của phong trào Phật giáo qua các thời kỳ.
Trong quá trình biên soạn cuốn Đường Thiền – Sen nở, ban biên soạn có sử dụng một số tư liệu lịch sử có liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Khánh Mĩ quận công Hồ Đắc Trung cùng các ông Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di…đã được giới thiệu trên một số sách, báo của tác giả Sơn Tùng, Nguyễn Đắc Xuân, Đặng Vương Hạnh, Dương Tự Quảng, có trích dẫn cuốn kỷ yếu lễ tang của Ni trưởng Thích nữ Diệu Không do NXB Tôn Giáo ấn hành năm 1999, có sử dụng một số tấm ảnh do giới nữ tu chùa Hồng Ân (Huế) cung cấp. Bên cạnh đó, có sử dụng một số tư liệu của gia đình (ảnh, bài viết, chuyện kề) như của bà Hồ Đắc Ân, Cao Xuân Nữ Oanh, Hồ Thị An, Hồ Thị Thể Tần, ông Hồ Đắc Duy…chúng tôi trân trọng biết ơn và cảm tạ các vị đã nêu tên ở trên.
Riêng cuốn Hồi ký Ban biên soạn giữ nguyên, tôn trọng đầy đủ nguyên tác của tác phẩm, không thay đổi, thêm bớt, sửa chữa, chỉ bổ sung phụ để từng tập, chú thích, ảnh.
Hà Nội, mùa thu Đinh Hợi (2007)
Kỷ niệm 10 năm Sư bà Diệu Không viên tịch
Lê Ngân - Hồ Đắc Hoài
MỤC LỤC
· Đôi lời trân trọng
· Lời nói đầu
· I. Gia tộc và thân thế
· II. Hồi ký của sư bà Thích Nữ Diệu Không
· III. Diệu Không thi lục
Đại vương thống sử
|
Đức Phật lịch sử
|
Ấn Độ Phật giáo sử luận
|
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
|
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
|