Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Lịch sử Phật giáo Trung Quốc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch sử Phật giáo Trung Quốc
  • Tác giả : Pháp sư Thánh Nghiêm
  • Dịch giả : Thích Tâm Trí
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 386
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000009406
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

THÍCH TÂM TRÍ dịch

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

LỜI MỞ ĐẦU

Luận đàm về văn hóa châu Á nếu không hiểu Phật giáo, thì chẳng có cách nào để hiểu đự văn hóa Á châu. Vì trong lịch sử châu Á, Phật giáo chiếm tỉ trọng cực lớn. Các dân tộc Đông Á lấy Trung Quốc làm trung tâm và từng trong thời gian dài, các dân tộc Đông Á lấy Phật giáo làm “người” duy trì tinh thần trong sinh hoạt của họ. Ngay như hiện nay, Phật giáo vẫn đóng vai trò đáp ứng về các mặt văn hóa hết sức sâu rộng. Bất luận là chính trị hay kinh tế, trực tiếp hay gián tiếp, các lĩnh vực này ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng Phật giáo. Với phong thổ của các địa phương sở tại trong một địa vực rộng lớn và với sự khác nhau giữa các dân tộc ở mỗi địa khu cũng có “nông sâu” Mặc dù vậy, nhưng tình hình truyền bá Phật giáo tại khu vực Đôn Á là cực kỳ thuận lợi. Điều này khiến chúng ta không đề cập đến sự thịnh hành của Phật giáo tại Đông Á. Sự thịnh hành này đặt nền trên Phật giáo Trung Quốc.

Trung Quốc, nước tiếp thu Phật giáo đên từ Ấn Độ, rồi dùng ngữ văn của đất nước mình mà di thực thành công. Thành công là nhờ sự nỗ lực không ngừng của các vị Tăng đến từ Tây vực, cộng với đồ chúng của Phật giáo Trung Quốc, kết tinh những nỗ lực đầy khó khăn là việc chuyển ngữ thành công bộ Đại Tạng kinh từ Phạn văn sang Hán văn Chư vị tổ sư người Trung Quốc và Nhật Bản tin rằng những Phật điển được dịch ra Hán văn là lời dạy được thốt ra  từ kim khẩu của Đức Phật, nên dốc lòng tín thọ phụng hành. Có ngài trích lấy giáo nghĩa trong Hán tạng tổ chức thành “cái dạy” riêng cùa một nhà. Đại Tạng kinh còn là sở y của các tông phái Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản, tất cả đều y cứ  vào Đại tạng kinh Hán văn. Sau cùng, Phật giáo nhận được  sự ùng hộ nhiệt thành của dân tâm các dân tộc Đông Á lấy Phật giáo  Trung Quốc làm căn cơ cho sự phát triển.

ở đây, chúng ta lấy Phật giáo Trung Quốc làm mẫu thể cho Phật giáo Đông Á, lấy quá trình lịch sử của Phật giáo Trung Quốc và tình hình  truyền lưu để  giới thiệu. Như ở đây, Phật giáo sứ khái thuyết có sự cung cấp sử liệu Trung Quốc thiên, vì từ khi phát khởi đến lúc xuất bản (bộ Phật giáo sử khái thuyết) đã mất 14 năm mới tái bản; lần tái bản này có thêm sử liệu được tăng bổ để khảo sát, dù chưa được lý tưởng như mong đợi. Do đó, về phương diện thể tài và văn tự biểu hiện cũng cần nghĩ cách sửa đổi, đây cũng là yêu cầu của nhà xuất bản. Với bản cáo mới, các chương phần đều do các vị chấp bút  đảm nhiệm một cách riêng biệt, sau mới tập trung các bản cảo chương đọc duyệt lại, mới hoàn thành tính thống nhất của toàn sách. Về trách nhiệm, dĩ nhiên là do các vị chấp bút chịu trách nhiệm cộng đồng. Những người chúng tôi hiện đang đảm nhiệm khoa  Sử học Phật giáo Trung Quốc tại các trường đại học, chúng tôi rút lấy từ kinh nghiệm thực tế có được qua việc giảng dạy cộng đồng các nghiên cứu gần đây nhất, sau khi cân nhắc kĩ lại lẩn nữa mới hoàn thành bản sách này và lấy làm sách giáo khoa tổng quát tại các trường đại học (ở Nhật Bản).

Sách này cũng được giới trí thức dùng để tham khảo lịch sử Phật giáo Trung Quốc, đây cũng là điều chúng tôi mong muốn sách có thể đáp ứng.

liên quan đến việc hoàn thành tập sách này, trong đó công tác hiệu chính và chỉnh lý nguyên cảo, phần lớn nhờ vào sự tận lực  trợ giúp của pháo Giáo sư Tư Dã Tỉnh Hoạt Quân; việc sao trích tài liệu tham khảo, nhờ có giảng sư Đại học Đại Cốc là Tư Học Cao Nghĩa Nghĩa Luân, chỉ đạo chế tác (sửa bản in),  thì nhờ sự hiệp lực của Tiễu Điền Nghĩa Cửu Quân, một trợ giáo của Đại học Long Cốc.

                                                                 Xin ghi nhận và tỏ lòng tri ân

                                                                         Tháng 5 năm 1968

- Dã Thượng Tuấn Tịnh

- Tiểu Xuyên Quán Thức

- Mục Điền Đế Lượng

- Dã Thôn Diệu Xương

- Tá Hằng Đạt Huyền

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

 - LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG II:

 - PHẬT GIÁO THỜI HẬU HÁN – TRUYỀN ĐẾN VÀ  DUNG THỌ

CHƯƠNG III:

-  PHẬT GIÁO THỜI NGỤY-TẤN; THỜI KỲ PHIÊN  DỊCH VÀ NGHIÊN CỨU KINH ĐIỂN.

CHƯƠNG IV:

- PHẬT GIÁO THỜI NAM-BẮC TRIỀU

- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO ĐOÀN  VÀ NHO, ĐẠO  NHỊ GIÁO

CHƯƠNG V:

- NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO PHÁT ĐẠT

CHƯƠNG VI:

- PHẬT GIÁO THỜI TÙY- ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT VÀ PHẬT GIÁO

CHƯƠNG VII:

- PHẬT GIÁO ĐỜI ĐƯỜNG (PHẦN I)

- PHẬT GIÁO VÀ TÍNH CHẤT QUỐC GIA TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

CHƯƠNG VIII:

- PHẬT GIÁO ĐỜI ĐƯỜNG (PHẦN 2)

- GIỚI LUẬT VÀ PHẬT GIÁO MẠT PHÁP

CHƯƠNG IX:

- PHẬT GIÁO ĐỜI ĐƯỜNG (PHẦN 3)

- HOA NGHIÊM TÔNG VÀ THIỀN TÔNG

CHƯƠNG X:

- PHẬT GIÁO ĐỜI ĐƯỜNG (phần 4)

- PHÁP TƯỚNG TÔNG VÀ MẬT GIÁO

CHƯƠNG XI:

- PHẬT GIÁO THỜI NGŨ ĐẠI

CHƯƠNG XII:

- PHẬT GIÁO BẮC TÔNG

CHƯƠNG XIII:

- PHẬT GIÁO NAM TÔNG

CHƯƠNG XIV:

- PHẬT GIÁO VỚI NHÀ LIÊU, KIM

CHƯƠNG XV:

- PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU NGUYÊN

CHƯƠNG XVI:

- PHẬT GIÁO DƯỚI TRIỀU MINH

CHƯƠNG XVII:

- PHẬT GIÁO THỜI THANH

CHƯƠNG XVIII:

- PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC TỪ THỜI DÂN QUỐC TRỞ VỀ SAU 311

CÁC TÁC PHẨM THAM KHẢO

CÁC MỤC LỤC SÁCH THAM KHẢO KHÁC

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ
Đường thiền sen nở
Đường thiền sen nở
Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải
Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải
Đức Phật và dòng sử Việt
Đức Phật và dòng sử Việt
Phật Giáo khắp Thế Giới
Phật Giáo khắp Thế Giới
Đường mây trong cõi mộng
Đường mây trong cõi mộng
Đại Việt sử ký toàn thư tập I
Đại Việt sử ký toàn thư tập I
Lược sử Ni giới Bắc tông Việt nam
Lược sử Ni giới Bắc tông Việt nam
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Lục Độ tập kinh và Lịch sử khởi nguyên dân tộc ta
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận