PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963
In lần thứ tư có sửa chữa và bổ xung
LÊ CUNG
NXB THUẬN HÓA HUẾ - 2008
LỜI TỰA TÁI BẢN
Cuốn sách “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” bạn đọc đang có trên tay vốn được thai nghén từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước và chúng tôi chọn làm đề tài Luận Án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, nay là Tiến sĩ Sử học từ đầu những năm 90. Năm 1995, chúng tôi đang ở giai đoạn chuần bị bảo vệ thì được Viện Harvard – Yenching, Đại học Harvard (Mỹ) chọn tham gia chương trình Visiting Scholar. Vì vậy một phần cuối cuốn sách này đã được chúng tôi trình bày trước tập thể Visiting Scholar, Đại học Harvard (Mỹ). Đổi lại, chúng tôi nhận được sự góp ý của các giáo sư, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là được tham khảo một nguồn tài liệu hết sức phong phú từ các thư viện của trường đại học này.
Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ (1997), được sự khích lệ của Hội đồng chấm luận án, chúng tôi sửa chũa, nâng cao rồi cho in thành sách vào năm 1999.Chúng tôi thực sự hết sức cảm động, khi cuốn sách chào đời không lâu đã được độc giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các nhà nghiên cứu đến các nhà chính trị-xã hội; từ những chứng nhân thuộc nhiều phía khác nhau đến người trong cuộc và người ngoài cuộc; quan tâm và có nhận xét, phê bình đầy thiện cảm: “Chuyên luận đã làm sống lại toàn bộ diễn biến của phong trào từ ngày 7-5 đến ngày lật đổ chế dộ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)…lịch sử dân tộc đã sang trang nhưng tất cả vẫn còn đó mà mỗi khi nhìn lại chúng ta thêm một lần biết quý trọng, nghiêng mình ghi ơn những tiền nhân. Biết rõ những tội ác của kẻ thù để mà căm thù, phản kháng; nhận thức và xác định những hy sinh của một thế hệ cách mạng đã cống hiến cho mai sau để mà trân trọng giữ gìn – Đó là một bài học lịch sử.
“P. Nietzch người Đức đánh giá rằng: “Phật giáo không kích thích người ta làm chiến tranh chống các tôn giáo khác. Điều cảm động nhất là ở chỗ giáo lý nhà Phật chống lại tư tưởng phục thù hằn học oán ghét”. Có thể nhận thấy chân lý này khi đọc tập sách chuyên luận đầy tâm huyết của tác giả Lê Cung”.
Một độc giả, vốn là chứng nhân, viết: “Từ sau năm 1975 ở Việt Nam, đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc và có hệ thống về phong tráo đó. Đó là một điểm son . Nêu ra được vấn đề như thế là một tinh tấn dũng mãnh trí thức đáng khen của người viết rồi”.
Đặc biệt chúng tôi hân hạnh đón nhận lời chỉ giáo của GS. Trần Văn Giàu: “Cuốn phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” của nhà giáo Lê Cung đã cung cấp cho người đọc rất nhiều thông tin về một thời kỳ đầy biến động. Đây là một đề tài lịch sử rất đáng được nghiên cứu cho dù phải mất nhiều công sức trong những việc sưu tầm và xử lý tư liệu” v.v..
Mặt khác, nội dung cuốn sách đả được trường Đại học Sư Phạm Huế duyệt đưa vào chương trình giảng dạy dưới dạng chuyên đề coh sinh viên chuyên ngành lịch sử, kể từ năm học 2001- 2002.
Được sự khích lệ và động viên của độc giả, của nhà trường; đồng thời ý thức rằng: “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 là một đề tài cần được sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn để làm rõ những ẩn số đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà chính trị - xã hội, những người nghiên cứu có quan điềm, tư tưởng khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau”. Nên kể từ sau khi cuốn sách chào đời đến nay, song song với việc tiếp thu ý kiến độc giả, chúng tôi tiếp tục sưu tầm thêm những nguồn tư liệu mới. Nhờ vậy, trong lần tái bản này, kể cả ở phần chín văn và phần phụ lục chúng tôi đều có sửa chữa và bổ sung, cốt để làm rõ hơn những luận điểm đã được đưa ra.
Nếu những gì bạn đọc cảm thấy hài lòng hơn trong lần tái bản này, ấy là nhờ những góp ý, phê bình mà chúng tôi đã tiếp thu được. Còn như, nếu vẫn còn những thiếu sót, ắt là di trình độ người viết vậy. Và nhân cuốn sách này được tái bản, cho phép chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với các bạn đọc gần xa đã quan tâm đến sản phẩm lao động của chúng tôi từ hơn 3 năm qua.
Huế, Đầu Hạ Quý Mùi (2003)
LÊ CUNG
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI TỰA TÁI BẢN
LỜI TỰA CHO BẢN IN LẦN THỨ 3
LỜI TỰA CHO BẢN IN LẦN THỨ 4
PHẦN DẪN NHẬP
CHƯƠNG 1. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA PHẬT GIÁO TRƯỚC NĂM 1963
I. Khái quát về tình hình miền Nam Viêt Nam (1954-1963)
II. Chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo VN
III. Những cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chính quyền Ngô Đình Diệm trước năm 1963
CHƯƠNG 2. PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963
I. Giai đoạn thứ nhất ( từ 7.5.1963 đến 16.6.1963)- Phong trào đấu tranh đòi thực thi Tuyên ngôn ngày 10.5.1963
II. Giai đoạn thứ hai từ (16.6.1963 đến 16.7. 1963) – Phong trào đi vào hòa hoãn
III. Giai đoạn thứ ba từ (16.7.1963 đến 20.8.1963) – phong trào đấu tranh đòi thực thi Thông cáo chung
IV. Giai đoạn thứ tư từ (21.8 1963 đến 1.11.1963)- Sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm
CHƯƠNG 3. TÍNH CHẤT , ĐẶC ĐIỂM, VÀ Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO
I. Tính chất của phong trào
II. Đặc điểm của phong trào
III. Ý nghĩa của phong trào
KÉT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Đại vương thống sử
|
Đức Phật lịch sử
|
Ấn Độ Phật giáo sử luận
|
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
|
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
|