Tìm Sách

Giảng Luận >> 48 tọa đàm khế lý khế cơ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : 48 tọa đàm khế lý khế cơ
  • Tác giả : Diệu Âm (Minh Trị)
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 478
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000010249
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

48 TỌA ĐÀM KHẾ LÝ- KHẾ CƠ (TRỌN BỘ)

CƯ SĨ DIỆU ÂM (MINH TRỊ)

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI TRẦN BẠCH

Kính bạch chư Tôn Phẩm

Kính thưa chư thiện hữu tri thức

Nhữn trang sách “ HỘ NIỆM: KHẾ LÝ –KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà  ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.

Bàn về vấn đề “KHẾ LÝ – KHẾ CƠ” thành thực xin thưa rằng, chỉ nói được với những người hiền lành  hạ căn. Cụ thể là nhắc nhở các vị Đống tu hữu duyên cố gắng giữ gìn tâm hồn Thanh Tịnh, tu cách Khiêm Nhường để tu hành, hầu tránh bớt những chướng nạn của thời mạt pháp, vì toàn thể đồng tu chúng ta đều là hàng phàm phu, căn tánh hạ liệt, nếu sơ ý  thì đường tu có thể gặp trở ngại.

“KHẾ LÝ” là đúng theo lý đạo của  Phật, “KHẾ ” là cách hành trì phái hợp căn cơ của chính mình.

Bậc Thượng Căn Thượng Trí thì không cần gì phải phân biệt vấn đề “KHẾ LÝ – KHẾ CƠ”, nhưng hàng hạ căn trí thì vấn đề này rất hệ trọng.

Vì thế người tu hành trong thời mạt pháp này muốn được thành tựu cần phải nghiêm khắc tự xem xét cho rõ căn cơ của chính mình.

Nếu đã xem xét mà không rõ  được căn cơ của mình là đâu, thì xi chư vị hãy nghĩ rằng  chắc chắn mình phải thuộc vào hạ căn trí độn, phước mỏng chướng sâu, nhất định không dễ gì có ngày tự chứng đạo!

Nếu quả là hàng phàm phu tội chướng sâu nặng mà lơ là  việc trạch pháp, tâm ý hiếu kỳ, ham mê chứng đắc thì rất dễ bị chướng nạn trên con đường tu hành!

Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ là đại Pháp môn thích ứng với mọi căn cơ. Nói như vậy không có nghĩa là người có tâm ý vọng động, tâm ý không thanh tịnh Niệm Phật cũng không thành tựu!

Hộ Niệm là pháp ứng dụng triệt để pháp Niệm Phật, thực hiện đầy đủ 3  tư lương TÍN NGUYỆN –HẠNH, giúp người  phàm phu tội nặng, trí cạn  một đời này có cơ duyên vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, viên thành Phật đạo.

Vậy thì, NIỆM PHẬT – HỘ NIỆM – VÃNG SANH là vừa Khế Lý vừa Khế Cơ và là “Đại Cứu Tinh” cho người hạ căn học Phật trong thời mạt pháp được thành tựu vậy.

Đây chính là nội dung của những lời tọa đàm này.

Diệu Âm chỉ đem lòng chân thành ra trình lên cùng chư vị, với tâm trí mộc mạc, thấp thỏm nói ra những gì thật gần gũi với chư vị Đồng Tu quen biết và người hữu duyên, những người cùng nhận với nhau là hàng căn cơ hạ liệt, chứ không có ý tưởng gì gọi là cao siêu cả.

Đây là bộ sách thứ hai được ghi chép lại từ lời tọa đàm ngắn, những chuyện tọa đàm  được ghi lại thành câu văn nên chắc luộm thuộm, nhiều ý tưởng chưa được thông suốt…Kính mong chư Tôn Phẩm, cùng chư vị Thiện Hữu Tri Thức từ bi chỉ dạy sửa sai. Diệu Âm xin chân thành cảm tạ, và luôn luôn kính cẩn lắng nghe, nghiêm chỉnh suy nghiệm để sửa chữa.

Thành tâm cảm niệm công đứccủa tất cả chư vị phát tâm. Công việc lắng nghe từ đãi MP3 thiếu chất lượng để ghi chép lại từng câu rồi in thành sách thật là khó khăn, nhiều thử thách không nhỏ! Ấy thế mà chư vị đã làm được Diệu Âm xin thành tâm tri ân sâu sắc…

Tập sách này  nếu có được chút công đức nào, xin hồi hướng trọn vẹn đến khắp giới chúng sanh. Nguyện cầu cho “ Tình dữ vô tình,đồng viên Chủng Trí” Nguyện cầu cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, tiêu tai giải nạn. Hồi hướng đến tất cả chư vị phát tâm, cầu cho tất cả hết báo thân này đều được vãng sanh Tịnh-Độ, viên mãn đạo quả.

A-di-đà Phật

Kính Bái Bạch

Diệu Âm Minh Trị (Úc Châu)

 

MỤC LỤC

Lời trần bạch

Lời của ban ấn tống

Tọa đàm

         Từ 1 đến 48

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Những bài học vô giá
Những bài học vô giá
Nhập đạo tín tâm
Nhập đạo tín tâm
Phật học ABC
Phật học ABC
Giảng sư bảy đức tính ưu việt
Giảng sư bảy đức tính ưu việt
Thanh Từ toàn tập
Thanh Từ toàn tập
Đạo Phật ngày nay
Đạo Phật ngày nay
Sống theo lời Phật
Sống theo lời Phật
Chuyện đạo đời
Chuyện đạo đời
Tâm lý đạo đức (Quyển 1)
Tâm lý đạo đức (Quyển 1)
Tây Phương hiệp luận
Tây Phương hiệp luận
Chứng Đạo Ca
Chứng Đạo Ca
Đoạn trừ lậu hoặc
Đoạn trừ lậu hoặc