TRUYỆN LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Lục Tổ Đại Sư Huệ Năng Đích Cố Sự
Việt dịch: THÍCH NỮ DIỆU SƠN
SÁCH ẤN TỐNG
THAY LỜI TỰA
Bộ kinh Pháp Bảo Đàn là bộ kinh cốt tủy của Thiền tông, được đệ tử Lục Tổ kết tập vào khoảng thế kỷ thứ 8 sau khi Lục Tổ viên tịch. Bộ kinh rất được học giả VN quý chuộng. Mãi gần cuối thế kỷ 20 mới được phổ biến trong giới tu học Phật nhờ Thiền sư Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn và giảng dạy tại các Thiền viện Chơn Không – Vũng Tàu. Đến nay bản kinh vẫn là bảo vật của những người tu học Thiền Việt Nam.
Do cảm nhận được giá trị như thế, nên khi đọc cuốn “Lục Tổ Đại Sư Huệ Năng Đích Cố Sự” (Lục Tổ Đàn Kinh Bạch Thoại thiển dịch), do ông Ngô Trọng Đức vẽ tranh và biên soạn, nhà xuất bản Hòa Dụ, Đài Nam phát hành. Chúng tôi không quản sức tu học còn non kém, cẩn thận cố gắng tham khảo chánh văn “Pháp Bảo Đàn Kinh” cùng các bản dịch và giảng giải của Thiền sư Thích Thanh Từ để dịch sang Việt ngữ nhằm cống hiến Phật tử Việt Nam.Trong khi chuyển ngữ chắc chắn không tránh khỏi những điều sai sót, kính mong chư Tôn đức và bạn đọc từ bi chỉ dạy để chúng con được học hỏi thêm. Nay hội đủ duyên lành được sự trợ giúp của Chư Tôn đức và Phật tử gần xa ,bộ truyện được tái bản. Chúng con xin chân thành cảm niệm thâm ân.
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn
Trăm nghìn muôn kiếp khó được gặp
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ
Nguyện hiểu nghĩa chơn Đức Thế Tôn
NamMô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Kính bút
Thiền thất Hương tâm, năm 2010
Thích Nữ Diệu Sơn
Mục lục
1. Lời nói đầu
2. Truyện Lục Tổ Huệ Năng
3. Ngữ lục
- Tăng Pháp Hải Tham Vấn
- Lạy đầu không Sát Đất
- Ba Thân Bốn Trí
- Thầy Trí Thường Tham vấn
- Thầy Trí Đạo tham vấn
- Thiền sư Hành Tư
- Thiền Sư Hoài Nhượng
- Thiền sư Huyền Giác Tham vấn
- Thiến sư Trí Hoàng
- Tranh Giành Y Bát
- Thiền sư Ngọa Luân
- Suối trong Giặt Y
- NamTăng Bắc Tú
- Kiếm Chánh Không Làm Việc tà
- Đệ Tử Tri Giải
- Từ chối Không về Kinh Đô
- Giảng Pháp Tương Đối
- Lục Tổ Viên tịch
Đại vương thống sử
|
Đức Phật lịch sử
|
Ấn Độ Phật giáo sử luận
|
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
|
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
|