Tìm Sách

Thiền >> Thiền Sư Trung Hoa tập 2


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Thiền Sư Trung Hoa tập 2
  • Tác giả : Thích Thanh Từ
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 490
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1990
  • Phân loại : Thiền
  • MCB : 1210000009653
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

THIỀN SƯ TRUNG HOA Tập II

THANH TỪ Soạn dịch

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH

ấn hành – PL. 2534 – 1990

 

  LỜI NÓI ĐẦU

Tập II Thiền sư Trung Hoa này, chúng tôi chú mục vào Ngũ-Gia Tông phái. Muốn đọc giả thấy rõ sự kế thừa của năm Tông phái, chúng tôi soạn dịch những vị có trọng trách trong việc truyền bá sau nầy, với những vị tuy không quan trọng mà vẫn có mặt trong việc kế thừa của tông phái ấy. Còn lắm vị có nhiều đặc sắc, nhưng không phải nằm trong hai điều kiện trên chúng tôi lược bớt.

Sử chư Thiền-Đức ở Trung Hoa còn quá nhiều,. song chúng tôi chỉ soạn dịch đến đây tạm ngưng. Thấy rằng đọc giả cần tìm hiểu đạo lý thâm sâu và những gương cao đẹp, qua bấy nhiêu vị ấy cũng đã đủ lắm rồi. Nếu cố dịch nhiều thêm nữa, chỉ có thêm người thêm lời, chớ đạo lý cũng không có gì khác lạ. Cốt chúng ta lãnh hội được thâm lý qua lời nói hành động của các Ngài, không phải cần đọc nhiều đẻ thêm kiến giải.

Sở nguyện chúng tôi soạn dịch các tập sử này nhằm vào những người đang tu thiền mà không biết nguồn gốc manh mối thiền thế nào, và những người ngưỡng mộ Thiền-Tông mà không đủ phương tiện tham khảo. Chớ chúng tôi không cung ứng theo xu hướng những người đọc sách thiền để tỏ ra mình là trí thức.

Chúng tôi được biết hiện thời là phong trào giới trí thức trẻ tuổi tìm hiểu thiền. Bởi muốn tìm hiểu thiền nên quyển sách nào mói về thiền mà dễ hiểu thì độc giả đông nhất. Song những quyển sách chúng tôi soạn dịch đây thật là cô đọng khô khan, hẳn độc giả không hài lòng và sẽ ít người mó tới. Biết trước số phận của nó là thế, nhưngchúng tôi vẫn giữ nguyên lập trường cũ không đổi thay. Bởi vì thiền là một phương pháp tu cao tột, những kẻ căn cơ chậm lụt, ý chí yếu kém khó mà tu nổi. Nên chỉ, Chư Tổ dùng lời khó khăn để lọc lựa người.

Chư Tổ đã biết chúng sanh có bệnh khinh thường, hèn nhát và dễ chán. Dù một vật quý vô giá mà trao cho họ một cách dễ dàng, họ sẽ khinh thường, đã khinh thường thì dễ quên mất. Cho nên các Ngài khéo dùng những lời lẽ bí yếu, những hành động lạ thường, khiến người lãnh nhận những lời ấy phải chết sống với nó năm mười năm rồi sẽ ngộ. Một khi ngộ, suốt đời không lúc nào quên lãng. Đó là một đặc điểm trong Thiền-tông.

Thiền tông cốt dạy người làm Tổ làm Phật, chứ không phải chỉ dạy tu phước đức cõi người cỏi trời. Làm Tổ làm Phật đâu phải là việc dung dị. cho nên, người bước vào cửa thiền phải là Sư tử con phải gầm , phải hét, không phải như con nai tơ nhút nhát kia. Vì thế, một thiền sinh khi ngộ đạo thường có những hành động xem như ngang ngược đối với bậc thầy. Nhưng với con mắt Thiền sư thấy thế rất hài lòng, biết đệ tử mình đã thoát khỏi vòng khuôn sáo, tập quán.

Con đường làm Tổ, làm Phật xa diệu vợi và đầy gian nguy, nếu con người dể chán làm sao tiến đến mục đích cứu cánh. Vì thế, cần có những con người sắt đá, dù thân nat mà chí không mòn, mới đủ tư cách đảm đang trọng trách này. Phải vượt khỏi đầu sào trăm trượng, phải buông tay đi trên vực thẳm đó là lời thường nhắc của các Thiền sư.

Như thế, những câu nói điếc tai của các Ngài không phải không nhầm chỗ. Nếu chúng ta cố giải thích cho nó dễ hiểu, dầu không phản bội lại các Ngài. Nhiều vị Đai-Đức tăng hiện tại thường noi: “người tu thiền dễ rơi vào chấp không”. Câu nói nầy, đứng về phương diện cảnh tỉnh thì quý giá, đứng về phương diện chơn thật thì sai lầm. Vì Thiền là phá chấp, còn chấp –không làm sao gọi là hội thiền, đã không hội thì lấy gì mà tu. Như thế, nói người tu thiền chấp không thật không thể có.

Tuy nhiên, vẫn có một số người không hội được thâm lý của thiền, chỉ nói thiền qua ngôn ngũ rồi sanh bệnh cố chấp. Như hiện tại có một số thanh niên trí thức đọc sách thiền thấy nói “không có thiện không có ác”, liền chấp rằng mọi hành động đều không. Họ không hiểu thiền nói “không thiện không ác” là cố phá chấp cá hai, tương đối. Bởi vì mầm gốc sanh tử luân hồi là tâm yêu ghét. Còn khen ngợi thiện là yêu thiện, còn mạt sát ác là ghét ác. Yêu ghét còn làm sao giải thoát sanh tử. Hơn nữa, yêu mà xa thì khổ, ghét mà gặp cũng khổ. Thê thì tu đến bao giờ mới hết khổ? Cho nên, khi nói không thiện không ác là lúc tâm đã bình đẳng như như. Tuy nói không thiện mà lúc nào cũng làm tất cả việc lành. Tuy nói không ác mà lúc nào cũng xa lìa tất cả tội lỗi. Đó là tư cách của người đạt được lý thiền. Khổ thay ! hiện tại người ta không hiểu như thế, nói không thiện không ác để rồi ăn xổi ở thì, hay thậm tệ hơn là làm tất cả việc ác.

Hoặc đọc sách thiền thấy các Thiền-đức nói “đói thì ăn, mệt thì ngủ” họ mặc tình buông lung theo bản-năng, ưng nói thì nói ưng làm thì làm, khkông cần biết phải quấy tốt xấu. Đó là hạng người sa đọa tột độ, mượn lời nói của thiền để nuôi dưỡng những tham vọng điên cuồng của họ. Khi các Thiền-đức nói “đói thì ăn mệt thì ngủ” là tâm các Ngài đã sạch vọng tưởng mọi hành động đều hợp với đạo. Như nước đã lọc sạch rồi thì san sớt cách nào cũng là nước trong. Tâm đã thanh tịnh thì mọi hành động đều là diệu dụng.

Thiện cốt dạy tu chớ không phải lý thuyết suông. Thế nên, các vị Thiền sư sau khi hội thiền, liền lên núi vào rừng ở năm năm mười năm có khi hai ba mươi năm. Do sự luyện lọc ấy mới gột sạch hết vọng tưởng, tâm thể như như, tự tại trong việc sanh tử. Cốt tủy của đạo Phật là giác ngộ nguồn gốc sanh tử và giải thoát chúng. Thiền sư đã thực hiện được điều đó trong đời sống hiện tại. Ưng sống các Ngài sống, ưng chết các Ngài chết. Đó là bằng chứng cụ thể nói lên sự trung thực của Thiền đối với đạo Phật.

Thiền dạy người tu một cách thực tế, tìm lại “bản lai diện mục”của mình. Bởi quá thực tế nên người ta không hiểu nổi, con người là hướng ngoại, con người là cầu xin, con người là ỷ lại. Ở đây Thiền đập tan ba tánh ươn hèn ấy. Ba tánh ấy đã chôn vùi chúng ta từ vô lượng kiếp. Chúng ta phải cương quyết quả cảm đập nát chúng, để rồi chúng ta tìm lại cái mặt thật của chúng ta từ vô lượng kiếp. Chúng ta phải khôi phục lại quyền năng của ông chủ bản hữu nơi chính mình. Đó là chúng ta tu thiền.

Tu thiền là vượt qua những thành quách tập quán, ngôn ngữ, văn tự. Bởi vì những cái ấy đều do vọng tưởng của người dặt ra. Còn mắc kẹt trong ấy là chúng ta còn làm tôi đồ của vọng tưởng, sẽ bị nó lôi chúng ta vào vòng sanh tử liên miên . Dù là những ngôn ngữ văn tự diễn đạt chơn lý đi nữa, nó cũng chỉ là chơn lý chết. Chúng ta phải sống với chơn lý linh hoạt hiện hữu nơi chúng ta. Chơn lý ấy không cho phép chúng ta mắc kẹt bất cứ cái gì bên ngoài, dù là tập quán của ngàn xưa. Còn mắc kẹt là còn chấp, còn chấp thì không đạt được chơn lý viên mãn. Như còn mây che thì không thấy được ánh sáng toàn vẹn của mặt trăng, dù một áng mây mỏng ánh sáng cũng vẫn bị mờ.

Đạo lý thiền là đạo lý tu chứng. Có tu chứng mới gọi là thiền, không tu chứng mà nói thiền, ấy gọi là “khẩu đầu thiền”, thiền ngoài môi. Tuy nhiên, tu chứng mà không có tướng tu chứng. Còn thấy có tướng tu chứng thì gọi là bệnh, chớ chẳng phải thiền. Có lắm người nghe nói tu thiền liền hỏi đã chứng gì chưa? Thế là không hiểu gì về thiền. Người tu thiền mà khoe mính chứng quả nầy quả nọ, ấy là ma chớ không phải thiền sư. Thiền sư là những người thâm trầm, tám gió thổi không lay, tự tại trước ngưỡng cửa sanh tử.

Mong khi đọc những tập sử của chúng tôi soạn dịch, độc giả sẽ phát minh được “bản lai diện mục”của chính mình. Bằng chưa phát minh được, độc giả hãy bám vào một câu nào không hiểu để sống chết với nó, một ngày kia sẽ phát minh được.

                                                                                      Kính ghi

                                                                             THÍCH THANH TỪ

                                                                            Tu viện CHƠN KHÔNG

                                                                             Đầu mùa đông 1972

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Thiền sư Lương-Giới ở Động-Sơn khai Tổ Tông Tào-Động

Thiền sư Tăng Mật

Thiền sư Khánh-Chư ở Thạch-Sương

Thiền sư Đại-Đồng ở núi Đầu-Sử

Thiền sư Thiện-Hội ở Giáp –Sơn

Thiền sư Nghĩa-Huyền ở Lâm-Tế khai Tổ Tông Lâm-Tế

Thiền sư Trần-Tôn-Tuc hiệu Đạo-Minh

Thiền sư Huệ-Tịch ở Ngưỡng-Sơn tổ thứ hai tông Qui-Ngưỡng

Thiền sư Tri-Nhàn ở Hương-Nghiêm

Thiền sư Thường-Thông ở núi Tuyết-Đậu

Ni Liễu-Nhiên ở Mạt-Sơn

Thiền sư Tuyên Giám ở Đức-Sơn

Thiền sư Bổn-Tịch ở Tào-Sơn tổ thứ hai Tào-Động

Thiền sư Đạo-Ưng ở Vân-Cư

Thiền sư Tồn-Tương ở Hưng-Hóa

Thiền sư Huệ-Nhiên ở Viện Tam-Thánh

Hòa thượng Đại-Giác

Thiền sư Văn-Hỷ

Thiền sư Quang-Dũng ở Nam-Tháp

Thiền sư Toàn-Khoát ở Nham-Đầu

Thiền sư Nghĩa-Tồn ở Tuyết-Phong

Thiền sư Huyền-Ngộ hiệu Quang-Huệ ở Hà-Ngọc

Thiền sư Tùng-Chí hiệu Huyền-Minh ở Kim-Phong

Thiền sư Xử-Chơn ở Lộc-Môn

Thiền sư Huệ-Ngung hiệu Bảo-Ứng ở Nam viện

Thiền sư Toàn-Phó ở Thanh-Hóa

Thiền sư Huệ-Thanh ở Ba Tiêu

Thiền sư Sư-Nhan ở Đoan-Nham

Thiền sư Tong-Nhất pháp danh Sư Bị ở Huyền-Sa

Thiền sư Huệ-Lăng ở Trùng –Khánh

Thiền sư Văn-Yến ở Vân-Môn khai Tổ tông Vân-Môn

Thiền sư Trí-Tịnh hiệu Ngộ-Không ở Cốc-Ấn

Thiền sư Hành-Nhơn ở Lô-Sơn Phật Thủ Nham

Thiền sư Diên-Chiểu ở Phong-Huyệt

Thiền sư Thanh-Nhượng ở núi Hưng-Dương

Thiền sư Pháp Mãn ở núi U-Cốc

Thiền sư Quế-Tâm ở Viện La-Hán

Thiền sư Huệ-Cầu ở viện An-Quốc núi Ngọa-Long

Hòa thượng Bạch-Vân-Tường hiệu Thật-Tánh

Thiền sư Trừng –Viễn ở Hương-Lâm

Thiền sư Tông-Huệ hiệu Thủ sơ ở Động Sơn

Thiền sư Trí-Nghiêm ở Cốc-Ấn

Thiền sư Pháp Hiển ở viện Phổ Ninh

Thiền sư Tỉnh-Niệm ở Thủ-Sơn Nhữ-Châu

Thiền sư Chơn ở Quảng-Huệ

Thiền sư Văn-Ích hiệu Tịnh-Huệ khai tổ Tông Pháp-Nhãn

Thiền sư Hưu-Phục hiệu Ngộ-Không ở viện Thanh-Lương

Thiền sư Thiệu-Tu ở Long-Tế

Thiền sư Quang-Tộ ở chùa Trí-Môn Tùy-Châu

Thiền sư Giới ở Ngũ Tổ

Am chủ Tường ở Liên-Hoa-Phong

Thiền sư Kỉnh-Huyền ở núi Đại-Dương

Thiện sư Thiện-Chiêu ở Phần-Dương

Thiền sư Qui-Tỉnh ở viện Quảng Giáo Diệp-Huyện

Thiền sư Trí-Tung ở Tam Giao Viên Thừa-Thiên

Thiền sư Trùng-Hiển ở Tuyết-Đậu , Minh-Châu

Thiền sư Hiểu-Thông ở Động-Sơn

Thiền sư Tự-Bảo ở Động-Sơn

Quốc sư Đức-Thiều ở núi Thiên-Thai

Thiền sư Huệ-Minh ở chùa Báo –Ân

Thiền sư Pháp-Đăng hiệu Thái-Khâm ở viện Thanh-Lương

Thiền sư Thanh-Tủng ở Linh-Ân Hàn-Châu

Thiền sư Từ-Minh Sở-Viên ở Thạch-Sương

Thiền sư Thanh-Phẩu ở Hưng-Dương

Thiền sư Từ-Minh ở Sở-Viên ở Thạch-Sương

Thiền sư Quảng-Chiếu Huệ-giác ở núi Lang-Nha

Thiền sư Nghĩa-Hoài ở Thiên-Y

Cư sĩ Tu Tuyển Tằng Hội

Thiền sư Y-Ngộ ở Pháp Xương

Thiền sư Phật-Ấn hiệu Liễu-Nguyên ở Vân-Cư

Thiền sư Huệ-Nhật Trí-Giác ở chùa Vĩnh-minh Diên-Thọ

Thiền sư Chí-Phùng ở chùa Hoa-Nghiêm núi Ngũ-Vân

Thiền sư Bổn-Tiên ở chùa Đoan-Lộc

Thiền sư Đạo-Giai ở Phù-Dung

Thiền sư Báo-Ân ở núi Đại-Hồng

Thiền sư Huệ-Nam ở Hoàng-Long khai tổ hệ phái Hoàng-Long

Thiền sư Phương-Hội ở Dương-Kỳ khai tổ hệ phái Dương-Kỳ

Thiền sư Tông-Bổn hiệu Viên-Chiếu ở Huê-Lâm

Thiền sư Pháp-Tú hiệu Viên-Thông ở chùa Pháp-Vân

Thiền sư Duy-Chánh ở viện Tịnh-Đô Hàn-Châu

          (hai hệ phái này la chi nhánh Tông Lâm Tế)

Các sách khác thuộc Thiền

Thiền ngay bây giờ
Thiền ngay bây giờ
Lục Tổ Huệ Năng
Lục Tổ Huệ Năng
Thiền Niệm Xứ
Thiền Niệm Xứ
Giáo Trình Thiền Học
Giáo Trình Thiền Học
Tranh chăn trâu giảng giải
Tranh chăn trâu giảng giải
Nguồn Thiền giảng giải
Nguồn Thiền giảng giải
Thiền Đốn Ngộ
Thiền Đốn Ngộ
Thiền Lâm Tế Nhật Bản
Thiền Lâm Tế Nhật Bản
Căn Bản Thiền Minh Sát)
Căn Bản Thiền Minh Sát)
Mỗi Năm Một Chuyện
Mỗi Năm Một Chuyện
Sức sống Thiền môn (tập 1)
Sức sống Thiền môn (tập 1)
Bạch Ẩn Huệ Hạc
Bạch Ẩn Huệ Hạc