Tìm Sách

Tịnh Độ >> Long Thơ Tịnh Độ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Long Thơ Tịnh Độ
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Hành Trụ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 254
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Tịnh Độ
  • MCB : 12100000010179
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LONG THƠ TỊNH ĐỘ

Dịch giả  HT. THÍCH HÀNH TRỤ

NXB TÔN GIÁO

 

THAY LỜI TỰA

Nói về đạo, thì không có đạo nào bằng đạo Phật. Nói về lý thì  không có lý nào thâm cho bằng Phật lý, còn nói về tu thì không có pháp tu nào dễ cho bằng tu Phật.

Người thế gian chỉ biết đạo lý của Phật khó hiểu chớ không biết pháp môn của Phật dễ tu, nghe nói Đức Phật Thích Ca tu nhiều kiếp mới thành, lại cho là khó, mà ít a dám tu theo Phật.

Thù bất trì, pháp của Ngài tự tu rất khó, mà pháp dạy chúng sanh tu lại rât dễ.

Nguyên Đức Phật Thích Ca trước khi Ngài chưa tu, thì Ngài cũng là một cá nhơn trong cõi sanh tử như ta vậy. Cũng có nhiều kiếp hưởng phước mà anh làm Trời, làm Tiên, làm Người, làm A-tu-la  và cũng có nhiều kiếp thọ tội mà đạo vào đường địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh, lăn lộn biết bao nhiêu kiếp, thay đổi biết mấy thân, khổ sướng nhục vinh không phương xiết kể.

Đến khi Ngài snh làm con của vua Tịnh Phạn Đầu đà na, thì Ngài chợt nghĩ sự đời, tỉnh cơn mộng mị, biết hồng trần là cuộc giả dối, gớm thân thể là vật nhớp nhơ, chán mùi danh lợi, bỏ phú quý mà đi tu, nghe có thầy thuyết ở xứ nào cũng đến nghe và hay tin có thầy giảng đạo ở nước nào thì cũng tới học. Đó là cái phương châm tiến tu của Ngài.

Nếu Đức A Di Đà  chưa thành Phật thì làm sao có Tịnh Độ. Bởi chưa có Tịnh Độ, nên Đức Thích Ca phải tu các pháp khó như là: Pháp Trì giới , pháp Tham Thiền, pháp Nhập Định và Pháp chỉ quán; nói đủ các pháp  lục độ vạn hạnh, gồm hết chúng đức quần lý trải  không biết bao nhiêu  vị thứ giai cấp , không biết bao nhiêu lao khổ công phu.

Ngai tu một kiếp chưa thành thì tu hai kiếp, ba kiếp cho đến trăm ngàn muôn ức kiếp, dõng mãnh tinh tấn, thề không thối lui.

Vì Ngài biết trước như vậy, nên trong giáo pháp của Ngài  tuy nói đủ tám vạn bốn ngàn pháp môn mà rốt lại thì chỉ khen có một môn Tịnh Độ là phương tiện dễ dàng hơn hết. Nếu Ngài đã khen Tịnh độ là dễ, mà Ngài còn nói mấy pháp kia khó ra làm chi? Đó chẳng qua là tùy theo căn tánh của chúng sanh hoặc ưa tu pháp khó hoặc ưa tu pháp dễ, nên ngài phải nói đủ các pháp như vậy rồi tùy ý ai muốn tu pháp nào cũng đặng.

Tu pháp khó hay tu pháp dễ, rồi cũng đều thành Phật. Tu tuy khác nhau mà đến cái kết quả thành Phật  thì cũng in như nhau. Vậy thì cảnh tuy là một, nhưng đường sá khác nhau, tùy ý ai muốn đi  đường nào cũng đặng. Đi đường bằng thì dễ, đi đường biển thì khó. Nếu khó đi lâu tới, dễ thì mau tới. Sự mau hay chậm chẳng đồng nhưng rốt lại thì cũng đồng tới một chỗ. Nếu đã đồng tới một chỗ thì đi đường khó sao bằng đi đường dễ là tiện hơn.

Xét nói trước đó, thì cũng người tu Phật mà chẳng tu Tịnh độ, thiệt là uổng biết bao nhiêu, vì pháp môn Tịnh độ đủ sự và đủ lý.

Tu pháp môn tịnh độ dễ như chim lướt gió xuôi, thuyền bơi nước thuận, chẳng hề mệt sức mà lại đi chắc đến nơi, về chắc đến chốn, không đợi nhiều kiếp khổ tu nhọc chứng

Bởi cảnh Tịnh độ không có sắc tướng, cũng như tâm của ta không có hình mạo. Như đã không có hình sắc, thì con mắt thịt của người thế gian làm sao thấy đặng. Nhưng con mắt thịt không thấy nhưng mắt tâm lại thấy.

Hễ tâm của ta thường trí mến và thường quán tưởng nơi cõi Tây phương, thì con mắt của chơn tâm sẽ thấy cảnh vô tướng của Tịnh độ.

Tịnh độ nghĩa là cõi sạch không có chút bợn nhơ uế nào cả. Đất ở trong cõi ấy, nguyên những ngọc lưu ly kết thành, mà nhà cửa đường sá, cho đến cảnh vật thì toàn  bảy thứ châu báu  trang sức hết bực sang trọng tốt đẹp  và lại có chim rất kỳ thuyết pháp, hoa lạ diễn Kinh, mắt thấy tai nghe, thanh tao vui vẻ, không phải cái tình huống  phiền não cực khổ như cõi thế gian này.

Phong quang khác tục, nhơn vật lạ đời, ấy là do cái từ lực của Đức Phật A Di Đà đối với các tư tưởng của chúng sanh mà tạo thành  ra một cái thế gian ly kỳ, để nhiếp dẫn những người đọa lạc.

Bộ Long Tơ Tịnh Độ này bằng Hán Văn do Ngài Vương Nhựt Hưu đã sưu tập, Nay thầy Tỳ-kheo Lê Phước Bình dịch Hán văn ra Việt Ngữ để cống hiến cùng quý bạn đồng tu Tịnh độ, y theo tuần tự thứ lớp trong bộ sách này để làm nguồn cội chỉ giác con đường  nào phải đi, để khỏi lầm lạc vậy.

Vậy hởi ai ôi!... Ai là râu hùm cầm én, ai là đầu tròn áo vuông, xin đừng quá nhượng, cái đài tọa sen vàng mà để cho khách hồng quân chiếm hết.

NAM MÔ TA BÀ GIÁO CHỦ ĐIỀU NGỰ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

THÍCH TỬ GIÁC MINH

Kính tự

 

MỤC LỤC

Thay lời tựa

LONG THƠI TỊNH ĐỘ - quyển nhứt

LONG THƠ TỊNH ĐỘ - quyển hai

            TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU

LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển ba

          Phổ khuyến tu trì

LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển tư

          Tu trì pháp môn

          Thực nhục thuyết

          Quán Âm Tọa tướng thuyết

          LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển năm

          LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển sáu

                   Khuyến

          LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển bảy

          LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển tám

          LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển chín

          LONG THƠ TỊNH ĐỘ quyển mười

TƯ LỢI LỢI THA THUYẾT

KẾT LUẬN

LỜI BẠT – LỜI MỘNG KÝ

YẾU NGÔN

Các sách khác thuộc Tịnh Độ

Ba kinh Tịnh Độ
Ba kinh Tịnh Độ
Hương Quê Cực lạc
Hương Quê Cực lạc
Pháp môn Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh Độ
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao
Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục
Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục
Những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi (1995-2000)
Những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi (1995-2000)
Niệm Phật Chỉ Nam
Niệm Phật Chỉ Nam
Tịnh Độ Vựng Ngữ
Tịnh Độ Vựng Ngữ
Niêm Phật Cảnh
Niêm Phật Cảnh
Đại Thùa Vô Lượng Thọ Kinh
Đại Thùa Vô Lượng Thọ Kinh
13 vị Tổ Tịnh Độ tông
13 vị Tổ Tịnh Độ tông
Triết Lý & Thực tiển pháp môn Tịnh Độ
Triết Lý & Thực tiển  pháp môn Tịnh Độ