Tìm Sách

Giảng Luận >> Đạo Phật ngày nay

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đạo Phật ngày nay
  • Tác giả : Nikkyo Niwano
  • Dịch giả : Trần Tuấn Mẫn
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 903
  • Nhà xuất bản : Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
  • Năm xuất bản : 1977
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1210000007040
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

TRẦN TUẤN MẪN dịch

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VN - ẤN HÀNH1997

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo lý của đạo Phật được xem là rất khó hiểu. Một trong những lý do chính cho nhận định này là các bộ kinh Phật thì khó hiểu. Điều này là tự nhiên vì đầu tiên các kinh được viết bằng  các ngôn ngữ Ấn Độ, như Sankrit và Pali, cách đây khoàng 2.000 năm, sau đó được du nhập vào Trung Quốc rồi được dịch ra Hoa văn, và những bản dịch Hoa văn về các bộ kinh được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản.

 Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa ( Saddharma-pundarika), thường được gọi là kinh Liên Hoa là kinh tuyệt diệu nhất. Nhưng  khi đọc kinh này và các kinh khác qua các bản dịch, chúng ta gặp phải những từ lạ hay thuộc nước ngoài, điều này tạo cho người đọc một cảm giác  trơ cứng. Hầu hết các luận về kinh chỉ cho chúng ta những giải thích gắn chặt vào những nguyên bản gốc.

 Kinh Pháp Hoa cũng có vẻ bí mật và xa rời với đời sống thật của chúng ta vì kinh trình bày những câu chuyện kỳ dị và những khung cảnh  các thế giới hư ảo trong khi nó cũng gồm một số  thuật ngữ triết học đầy cả những ý nghĩa bị che dấu. vì lý do này nhiều ngưòi thất vọng mà bỏ vì kinh đi cho rằng  kinh quá sâu xa họ không hiểu được, trong khi một số ngưòi loại bỏ trọn bộ kinh vì họ cho rằng kinh bàn đến những vấn đề không thích  hợp với cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Tuy nhiên, vào thời đức Phật Thích Ca mâu-ni giảng kinh Pháp Hoa, kinh cũng không quá khó. Xuyên qua linh cảm của Ngài, Ngài đã không nói đến những vấn đề quá bí ẩn khiến quần chúng không hiểu được, Ngài cũng không áp đặt những quan điểm riêng tư, thần bí cho người khác. Trong một thời gian dài, Ngài cân nhắc những vấn đề của thế gian này, của con người của thể cách sống mà con người nên có trong thế gian này, và của những liên hệ nhân sinh, và cuối cùng, Ngài có được cái biết về chân lý phổ quát và có thể áp dụng cho mọi người. Cái chân lý áp dụng cho mọi thời, mọi nơi và mọi người thì không thể quá khó đến nỗi người ta không thể hiểu nó. Chẵng hạn, ai cũng có thể dễ dàng hiểu cái sự kiện rằng chia ba thì được một phần ba. Sự thật này hòan toàn khác với những niềm tin phi lý nhưng lại được chấp nhận rộng rãi rằng chắc chắn có thể lành bệnh nhờ thờ cúng một đối tượng đặc biệt.

Chúng ta không thể thcự sự hiểu kinh Pháp Hoa bằng cách chỉ đọc một vài phần kinh. Đây vừa là một giáo pháp sâu xa, vừa là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trải ra như một vỡ kịch. Do đó, chúng ta sẽ không nắm được ý nghĩa  thực sự của kinh nếu chúng ta không đọc kinh suốt từ đầu đến cuối. tuy nhiên không dễ gì đọc được kinh và những thuật ngữ khó khăn và xa lạ của kinh từ đầu đến cuối và nắm được  ý nghĩa của nó, chúng ta cần một bản sớ luận giúp chúng ta hiểu kinh theo  văn cách của cuộc sống thời nay. Đấy là lý do thứ hai khiến tôi quyết định viết quyển sách này.

Nếu  những người đọc hiểu tinh thần kinh mà tụng đọc các phần chủ yếu vào buổi sáng và chiều thì tinh thần ấy sẽ  bắt rễ mạnh mẽ trong các chiều sâu của tâm thức họ và chắc chắn sẽ thể hiện trong cung cách sống hằng ngày của họ, khiề cho cuộc sống mới sẽ mở ra trước mắt họ. Trong niềm hy vọng và tin tưởng ấy, tôi đã viết cuốn sách này.

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

DẪN NHẬP- SỰ HÌNH THÀNH VÀ TRUYỀN BÁ KINH PHÁP HOA

BIỂU TƯỢNG CỦA KINH PHÁP HOA

BẢN DỊCH HOA VĂN CỦA NGÀI CƯU MA LA THẬP

KINH PHÁP HOA Ở NHẬT BẢN

CẤU TRÚC CỦA BA BỘ KINH PHÁP HOA

KINH VÔ LƯỢNG NGHĨA

KINH PHÁP HOA

TÍCH MÔN VÀ BỔN MÔN

KINH QUÁN PHỔ HIỀN BỒ TÁT HẠNH

Phần một

KINH VÔ LỤONG NGHĨA

Phẩm 1: ĐỨC HẠNH

phẩm 2: THUỴẾT PHÁP

phẩm 3: THẬP CÔNG ĐỨC

Phần hai

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

Phẩm 1: TỰ-Ý NGHĨA CỦA NHAN ĐỀ

phẩm 2:  PHƯONG TIỆN

phẩm 3: THÍ DỤ

phẩm 4: TÌN GIẢI

phẩm 5: DỰƠC THẢO DỤ

Phẩm 6: THỌ KÝ

Phẩm 7: HÓA THÀNH DỤ

Phẩm 8: NGŨ BÁCH ĐỆ TỬ THỌ KÝ

Phẩm 9: THỌ HỌC VÔ HỌC NHƠN KÝ

phẩm 10: PHÁP SƯ

phẩm 11: HIỆN BẢO THÁP

phẩm 12: ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA

phẩm 13; KHUYẾN TRÌ

phẩm 14: AN LẠC HẠNH

phẩm 15: TÙNG ĐỊA DÕNG XUẤT

phẩm 16: NHƯ LAI THỌ LƯỢNG

phẩm 17: PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC

phẩm 18: TÙY HỶ CÔNG ĐỨC

phẩm 19: PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC

phẩm 20: THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT

phẩm 21: NHƯ LAI THẦN LỰC

phẩm 22: CHÚC LỤY

phẩm 23: DƯỢC VƯƠNG BỒ-TÁT BỔN SỰ

phẩm 24: DIỆU ÂM BỒ TÁT

phẩm 25: QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

phẩm 26: ĐÀ LA NI

phẩm 27: DỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ

phẩm 28: PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN NHẤT

 

 

phần ba

KINH QUÁN PHỔ HIỀN BỒ-TÁT

HAI Ý NGHĨA VÀ HAI PHƯƠNG PHÁP SÁM HỐI

ĐỨC HẠNH VÀ NĂNG LỰC CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN

NHÌN THẤY NGÀI PHỔ HIỀN TRONG MỘNG

MƯỜI LỰC

CHỈ RIÊNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI GIẢNG PHÁP

SÁU ĐỐI TƯỢNG TƯ DUY

CÁC TỘI LỖI VỀ MẮT

CÁC TỘI LỖI VỀ LƯỠI (SỰ NÓI NĂNG)

CÁC TỘI LỖI VỀ THÂN VÀ TÂM

CÁC CÔNG ĐỨC CỦA SÁM HỐI

 SỰ SÁM HỐI CỦA BA HẠNG NGƯỜI

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Giảng giải kinh Bát Nhã
Giảng giải kinh Bát Nhã
Đạt Ma Tổ sư luận (The Zen Teaching of Bodhidharma)
Đạt Ma Tổ sư luận (The Zen Teaching of Bodhidharma)
Tham Đồ Hiển Quyết và Thi Tụng Các Thiền Sư Đời Lý
Tham Đồ Hiển Quyết và Thi Tụng Các Thiền Sư Đời Lý
Tâm Lý Đạo Đức
Tâm Lý Đạo Đức
Quan điểm người trụ trì
Quan điểm người trụ trì
Nhặt lá bồ đề
Nhặt lá bồ đề
Tác phẩm Như sanh (tập 1)
Tác phẩm Như sanh (tập 1)
Luận về nhân quả
Luận về nhân quả
Đức Phật và Phật pháp
Đức Phật và Phật pháp
Thiện ác nghiệp báo
Thiện ác nghiệp báo
Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma
Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma
Tiếng vọng hải triều
Tiếng vọng hải triều