Tìm Sách

Giảng Luận >> Mười bài giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Mười bài giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác
  • Tác giả : HT. Thích Tinh vân
  • Dịch giả : Thích minh Quang
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 180
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2001
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000007137
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

MƯỜI BÀI GIẢNG KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC

HT. THÍCH TINH VÂN

NXB TÔN GIÁO

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Kinh Bát Đại Nhân Giác là bộ Kinh ngắn gọn, dong nội dung lại bao quát hầu như oàn bộ tư tưởng căn bản, chủ yếu cũa Phật giáo: lại thêm, văn Kinh trong sáng, gãy gọn, dễ đi vào lòng người, nên xưa nay rất được các bậc thiền đức coi trọng, truyền bá. Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, các tăng ni sanh trong Tòng lâm và Phật học Viện phải học thuộc lòng và đọc tụng Kinh này hàng ngay.

Ở Việt Nam, Kinh Bát Đại Nhân Giác được dịch và dạy trong chốn tòng lâm và Phật Học Viện như môn học  bắt buộc của người sơ tâm xuất gia , cũng như lưu truyền rộng rãi trong giới Phật tử lâu nay. Pháp sư Diễn Bồi năm 1958 sang VN giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác  ở chùa Xá Lợi từng bảo: “Hành giả Phật giáo Trung Quốc trước nay  thường tụng niệm Tâm Kinh Bát Nhã, càng nên thọ trì thêm Kinh Bát Đại Nhân Giác; hành giả Phật giáo Việt nam trước nay thường tụng niệm kinh Đại Nhân Giác, càng nên chí tâm tụng đọc thêm Tâm Kinh Bát Nhã”.

Như vậy đủ thấy, Kinh Bát nhã Đại Nhân Giác và tâm Kinh Bát Nhã có vai trò quan trọng  trong đời sống tu học của người con Phật như thế nào!

Quyển sách này biên tập mười bài giảng  về Kinh Bát Đại Nhân Giác của đại sư  Tịnh Vân, Tông chủ Phật Quang Sơn ở Đài Loan hiện nay, nên có tên Mười bài giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác. Đây là một tác phẩm Phật học phổ thông được giới Phật tử trân trọng, truyền bá rộng rãi ở Đài Loan  gần đây, Đại sư giải thích một cách dễ hiểu, sinh động , thực tế, cộng thêm nhiều mẫu chuyện lý thú để giúp người nghe, người đọc dẽ dàng thâm nhập diệu lý trong Kinh.

Kinh Bát Đại nhân Giáccó giá trị về tư tưởng  và hành trì như vậy, mong rằng những ai là đệ tử Phật luôn ghi nhớ, tụng niệm mỗi ngày, để tự  tỉnh thức và thức tỉnh mọi người, cùng sống đời Đại Nhân an lạc, giải thoát.

Cuối cùng, xin dẫn lời của Đại sư Tịnh Vân để thay lời kết: Tám điềugiác ngộ như la bàn  của  nhà đi biển, chỉ ra con đường phía trước cho nhân sinh! Tám Điều Giác Ngộ như tiếng chuông vang vọng giữa đêm trường, thức tỉnh những ai đang còn mơ màng trong giấc mộng! Đây chính là Thánh điển chỉ cho chúng sinh nhận rõ đường mê, quay về nẻo giác; giúp người Phật tử cải thiện cuộc sống, thăng hoa  nhân cách, ngày một tốt đẹp hơn!

Sở Nghiên cứu Phật Học Trung Hoa

Taipeingày 31 /10/2000

Dịch giả Thích Minh Quang cẩn chí

 

MỤC LỤC

·        Mười công đức lớn

·        Lời người dịch

1.     Phật thuyết kinh tám điều giác ngộ

2.     Lược sử ngài An thế Cao

3.     Bài giàng thứ I

4.     Bài giảng thứ II

5.     Bài giảng thứ III

6.     Bài giảng thừ IV

7.     Bài giảng thứ V

8.     Bài giảng thừ VI

9.     Bài giảng thứ VII

10.  Bài giảng thứ VIII

11.   Bài giảng thừ IX

12.   Bài giảng thứ X

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Sen Nở Trời Phương Ngoại
Sen Nở Trời Phương Ngoại
Sen Búp Từng Cánh Hé
Sen Búp Từng Cánh Hé
Sám Pháp Địa Xúc
Sám Pháp Địa Xúc
Quyền Lực Đích Thực
Quyền Lực Đích Thực
Quan Âm Thị Kính
Quan Âm Thị Kính
Quan Âm Hương Tích
Quan Âm Hương Tích
Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
Nói với Tuổi 20
Nói với Tuổi 20
Nhật Tụng Thiền Môn
Nhật Tụng Thiền Môn
Người Vô Sự
Người Vô Sự
Kinh Quán Niệm Hơi Thở
Kinh Quán Niệm Hơi Thở
Kinh Pháp Ấn
Kinh Pháp Ấn