CHÁNH KIẾN VÀ NGHIỆP
Thiền Sư Ledi Sayadaw
Tỳ Khưu PHÁP THÔNG dịch ( 470 trang)
NXB VĂN HÓA SAIGON
LỜI GIỚI THIỆU
Nghiệp là một đạo lý vô cùng quan trọng và hết sức tế nhị trong Giáo Pháp Đức Phật đến nỗi Ngài cảnh báo rằng đó là vấn đề bất khả tư nghì, không nên suy nghĩ quá xa về sự vận hành của nó. Bởi vì chính những suy luận chủ quan đã gây biết bao hiểu lầm về định luật độc đáo mà Đức Phật đã giác ngộ và khai thị này. Tuy nhiên trên mặt lý, nếu không nêu rõ một số nét khái quát và cương yếu thì lại càng gây hiểu lầm nhiều hơn, nên trong Giáo Điền Phật Giáo Nguyên Thủy Đức Phật đã giảng giải đạo lý về nghiệp một cách rõ ràng minh bạch đủ để chúng ta học hỏi, chiêm nghiệm mặt sự của chân lý này.
Có điều định luật (niyama) chi phối vận hành của vũ trụ và đời sống con người như luật về sinh học (bija), thời tiết (utu), lý hóa (dhamma), tâm thức (citta), và nghiệp lực (kamma), riêng đối với loài hữu tình, trong đó có con người, thì định luật về nghiệp là quan trọng hơn hết, nói lên tính đạo đức, tính khoa học, tinh thần trách nhiệm, ý chí tự do và nhiều phương tiện n nhân bản khác.
Chính vì không thông suốt định luật nhân quả nghiệp báo này mà con người tự gây cho mình và xã hội biết bao nhiêu đau thương khổ lụy, rồi lại đổ cho trời đất, tha nhân hoặc gán cho những điều kiện khách quan ở bên ngoài. Nhưng khi người nào đã thấu rõ định luật này từ sự quan sát, chiêm nghiệm đời sống một cách sâu sắc thì không những có thể vượt qua khổ đau, tự hoàn thiện chính mình mà còn đem lại nhiều lợi lạc cho cộng đồng xã hội.
Không chỉ những người theo Đạo Phật mà những người nghiên cứu Phật học khách quan nhất cũng cần phải nắm vững đạo lý về nghiệp một phần cốt lõi của nguyên lý Bốn Sự Thật Vi Diệu ( Ariya Sacca), thì không nhầm lẫn tôn chỉ uyên nguyên của con đường Giác Ngộ Giải Thoát.
Tập sách Chánh Kiến và Nghiệp được viết bởi những tác giả có uy tìn trong văn nghiệp Phật học uyên thâm của họ, dựa trên Tam tạng Kinh Điển Pali nguyên thủy cổ xưa nhất cùa Văn học Phật giáo, là tài liệu phong phú và đáng tin cậy cho những ai muốn nghiên cứu sâu xa về đạo lý quan trọng này.
Tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị bản dịch của Sư Pháp Thông, một dịch giả đã cống hiến cho người đọc nhiều kinh sách có giá trị.
Tổ đình Bửu Long, Mùa An cư 2550
Phó Ban thiền Học Phật Giáo Nguyên Thủy
Viện Nghiên Cưu Phật Học VN
Tỳ Khưu Viên Minh
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời người dịch
Tiểu sử các tác giả
CHƯƠNG I
NGHIỆP DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
NGHIỆP
NGHIỆP VÀ LÝ NHÂN QUẢ
HÀNH ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG
NGHIỆP VÀ TỰ DO Ý CHÍ
NHỮNG SUY NGHĨ CỦA NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP
NGHIỆP LÀ GÌ?
CHƯƠNG II
CHÁNH KIẾN TƯỜNG GIẢI
Phần 1
I. Ba loại tà kiến
II. Phân bác tiền định kiến
III. Phân bác tạo hóa kiến
IV. Phân bác Vô nhân kiến
V. Giải thích về ba tà kiến
VI. Giải thích về phân bác tiền định kiến
VII. Giải thích từ Kammassaki (Nghiệp sở hữu)
VIII. Ba lĩnh vực chính
IX. Giải thích về “kammasska”
X. Bác thuyết tạo hóa
XI. Phân bác Vô nhân kiến
XII. Giải thích thêm về kammassaka – vada
XIII. Giải thích về thâm kiến
XIV. Những lợi ích về xuất phát từ việc đoạn diệt hoàn toàn thân kiến
Phần II: cái tôi hay tự ngã làm con người ta xấu xa như thế nào?
CHƯƠNG III
QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP
NGHIỆP VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
CHƯƠNG IV
NGHIỆP PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP
Bốn loại nghiệp
I. Nghiệp bốn loại phân theo phận sự
II. Nghiệp bốn loại phân theo ưu tiên cho quả
III. Nghiệp 4 loại phân theo thời gian cho quả
IV. Nghiệp 4 loại phân theo nơi quả nghiệp
CHƯƠNG V
NGHIỆP VÀ QUẢ
MỘT SỐ GIẢI THÍCH VỀ NGHIỆP
CHƯƠNG VI
MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ
CHƯƠNG VII CÁC TIẾN TRÌNH TÂM CẬN TỪ
CHƯƠNG VIII
TÁI SINH
Chú giải Trưởng Lão Ni kệ
|
Hướng dẫn chú giải Tam Tạng Pāli
|
Chú giải Tiểu tụng
|
38 pháp hạnh phúc
|