Tìm Sách

Giảng Luận >> Di Đà yếu giảng


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Di Đà yếu giảng
  • Tác giả : Thích Phước Nhơn
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 220
  • Nhà xuất bản : Phổ Quang Taiwan
  • Năm xuất bản : 1998
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000007534
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 DI ĐÀ YẾU GIẢNG

THÍCH PHƯỚC NHƠN (220 trang)

Phổ Quang PL.2542- 1998

TỰA

Tịnh Độ không phải chỉ là thế giới của người niệm Phật cầu vãng sanh mà, nó còn là thế giới chung cho mọi tông phái thuộc Đại thừa Phật giáo.

Một số người thường cho rằng Đại thừa Phật giáo là do sự pha trộn lệch lạc làm mất đi tính thuần nguyên của Phật giáo chính thống và còn  nghi ngờ một vài bộ kinh theo hệ Đại Thừa: Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Di Đà… không phải do chính Phật nói. Với lối nhìn thô thiển và ám ảnh như thế, cho chúng ta thấy hòan toàn sai lầm. Đại thừa Phật giáo trước sau vẫn mang trọn vẹn ý nghĩa lời dạy của Phật, Bồ tát và, không bao giờ có sự khác biệt đối với sự tu tập để hóan chuyển vị trí của từng cá nhân nơi hệ Tiểu thừa.

Trong quá trình tu tập để thành tựu Pháp thân, Tịnh độ lại là điều cần yếu cho một hành giả Đại Thừa. Do vậy sự vãng sanh về thế giới Cực lạc Tịnh Độ của Phật Di Đà là một  phương tiện tối cần thiết không phải chỉ riêng  cho người tuTịnh Độ tông mà là khuông mẫu chung không thể không có  cho một hành giả của Đại Thừa.

Con đường thể nhập vào cảnh Tịnh Độ là con đường của hành giả Đại thừa, là con đường của Bồ tát phải đi, là con đường thực hiện sự thanh tịnh của toàn thể pháp giới (tỳ kheo Pháp tạng đã phát nguỵên trang nghiêm thanh tịnh cảnh giới Tịnh Độ trong lúc thực hành Bồ tát đạo). Muốn thực hiện trọn vẹn con đường đưa hành giả thể nhập vào cõi Tịnh Độ thì miềm tin  là điều quyết định.

Vì vô minh nên chúng sanh xưa nay đắm chìm trong cảnh giới ô trược của Ta bà mà không hề hay biết, nay nương theo niềm tin tuyệt đối về cảnh giới Cực Lạc Tịnh Độ mà hành giả Đại thừa nhất quyết mong muốn sanh về trong lúc lâm chung.

Đây cũng là lý do tại sao đức Thế Tôn của chúng ta đã bốn, năm lần nhắc đi nhắc lại trong kinh Di đà về sự trang nghiêm của cảnh giới Cực lạc, năng lực của Phật Di đà và sự lợi ích chúng sanh khi đã được vãng sanh về cảnh giới kia. Với hành giả Đại thừa mà tín tâm với Tam Bảo, với lời Phật dạy không vững chắc thì, nhất định không thể nhập được pháp thânvà, đại bi tâm cùng nguyện lực  cứu độ chúng sinh không thể nào được thành lập!

Từ nơi nhận thức và hiểu lầm về thế giới Tịnh Độ Cực Lạc của Phật Di đà của một số người đã đưa họ đi lệch hướng đối với con đường của Đại thừa Bồ tát.

Đức Thế Tôn muốn cho chúng sanh nơi ta bà trước khi thể nhập vào được Pháp thân của chư Phật, phải dùng con đường Đại thừa Bồ Tát đó là thể nhập vào cảnh  giới Cực lạc của Phật Di đà; do vậy mà, Ngài đã ân cần kêu Tôn giả Xá lợi Phất giới thiệu cảnh trang nghiêm và hạnh nguỵên của Phật Di đà. Chỉ có con đường vãng sanh về cảnh Tịnh Độ thì mới dễ dàng đưa hành giả vào Phật pháp thân và. mới có đủ năng lực trọn vẹn để đạt đến Phật quả.

Trong gần hai năm nơi đạo tràng Phổ Quang Tây Úc Châu, với đại chúng đồng tu Tịnh Độ, chúng tôi cố gắng diễn giảng và giải thích về sự tương quan và lợi ích của Pháp môn trì danh niệm Phật nơi bộ kinh Di đà tiểu bổn này, để cống hiến cho người học Phật xa gần; nhất là Liên hữu Tịnh độ có đủ tài liệu nghiên cứu và tu tập.

Tuy chúng tôi đã cố gắng hết sức trong lúc diễn giảng và ghi chép lại thành tập Di Đà Yếu Giảng; Nhưng thế nào cũng có phần thiếu sót, kính xin chư vị  Tôn túc mở lòng từ bi chỉ giáo cho kẻ hậu học. Đồng thời chúng tôi cũng xin thành thật cảm ơn đại chúng đồng học nơi đạo tràng Phổ Quang Tây Úc và chư Phật tử xa gần khắp nơi trên thế giới đã trợ duyên rất nhiều về tinh thần và, tài lực  để quyển kinh này có điều kiện hoàn thành và phổ biến rộng rãi khắp nơi.

Nguyện hồi hướng công đức này đến tất cả chúng sanh trong pháp giới; phát tâm với đầy đủ tín hạnh nguỵên cùng niệm  danh hiệu Phật Di đà để cầu sanh qua thế giới Cực Lạc, cùng với thánh chúng cõi kia tu học để sớm viên thành Phật quả.

Phổ Quang Tịnh Nghiệp Đạo Tràng

Thượng Nguyên, Mậu Dần, 1998

Sa môn Thích Phước Nhơn

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Xuân trong cửa Thiền
Xuân trong cửa Thiền
Những cánh hoa đàm (Tập 1)
Những cánh hoa đàm (Tập 1)
Lối Về Sen Nở
Lối Về Sen Nở
Bốn Bài Dạy Của Liễu Phàm
Bốn Bài Dạy Của Liễu Phàm
Lục Tổ Huệ Năng giảng nghĩa kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa
Lục Tổ Huệ Năng giảng nghĩa kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tâm Từ Mở Ra Khổ Đau Khép Lại
Tâm Từ Mở Ra Khổ Đau Khép Lại
Chết và Tái Sinh
Chết và Tái Sinh
Lời Dạy Của Đức Phật
Lời Dạy Của Đức Phật
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Tuyển tập)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Tuyển tập)
Kiến tánh thành Phật giảng giải
Kiến tánh thành Phật giảng giải
Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh
Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh