Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Tỳ Nai Da Tạp Sự


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tỳ Nai Da Tạp Sự
  • Tác giả : Đường Tam tạng Nghĩa Tịnh
  • Dịch giả : Tỳ Kheo Tâm Hạnh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 655
  • Nhà xuất bản : In Vi Tính Lưu Hành nội bộ
  • Năm xuất bản : 1998
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 1201000007299
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TỲ  NẠI DA TẠP SỰ - TẬP 1

(Cuộc đời Đức Phật và các Đệ Tử)

Việt dịch: Tỳ kheo TÂM HẠNH (655 trang)

PHẬT LỊCH 2542- 1998

LỜI NGƯỜI DỊCH

Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện hải Đức, Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát  Kính-Pháp bị nhầm trong sách Phật và Thánh Chúng của Thầy Cao Hữu Đính do Phật học viện Trung phần ấn hành và in lại tại nhà in Hoa Sen Nha Trang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được quý Thầy  cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật tích ở Ấn Độ và những câu chuỵên về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách. Ở đây Đức Phật và các vị Thánh rất gần với đời sống và suy nghĩ của tôi, khác với hình ảnh Đức Phật cùng với chư Bồ tát, Thanh văn với những thần biến không thể nghĩ bàn mà tôi đã biết qua các Kinh Pháp Hoa, Di đà… Sau đó, vào một buổi trưa, đang ngồi trông chừng nhà Tổ, tôi lại gặp tác giả quyển sách - Thầy Cao Hữu Đính - với chiếc áo dài đen – trong lúc đến dạy cho quý chú học Tăng ở Phật Học Viện. Hôm ấy, có lẽ còn sớm nên Thầy ngồi nghỉ trước nhà tổ trên đầu dốc, trước khi lên một đoạn dốc nữa đến lớp học. Tôi rón rén đến chào Thầy và hỏi: “Thưa Thầy, quyển Phật và Thánh chúng Thầy viết hay dịch?” và tôi được Thầy cho biết Thầy viết từ những tài liệu khác nhau nhưng nhiều nhất là lấy từ Luật Bộ. Thấy tôi rất thích thú về những sự việc trong quyển sách, Thầy có cho biết qua về tầm quan trọng của A hàm và Luật Bộ đối với sự học hỏi về Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Sau này, trong những năm học tại Phật Học Viện Liễu Quán Phan Rang nhân tra cứu tài liệu trong Tạng Đại Chính của Phật Học Viện Hải Đức cho Phật Học Viện Liễu Quán mựon, tôi thấy có chữ ghi và những tờ giấy làm dấu của Thầy Đính trong Bộ Tạp Sự của Hữu Bộ. Sau khi đối chiếu tôi mới biết phần lớn tài liệu viết cuốn Phật và Thánh Chúng rút từ bộ Luật này.

Đáp ứng tâm nguyện và sự hỗ trợ cho việc phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam của Thầy Tịnh Hạnh – Đài Loan, tôi tra cứu và dịch bộ Tạp Sự 40 quyển này để góp vào công tác phiên dịch do Thầy đề ra. Và sau khi dịch. Tôi được luật sư Thích Đỗng Minh hoan hỷ chứng nghĩa cho từng quyển.

Những mẩu chuyện trong Bộ Luật này dạy cho chúng ta thấy được hành động và đời sống, dù tốt hay xấu của từng nhân vật trong các câu chuyện đều có quan hệ duyên khởi từ hiện đại đến quá khứ và tương lai giữa bản thân vị ấy với hoàn cảnh chung quanh và ngược lại. Nhờ đó, chúng ta có sự hiểu biết bằng trí tuệ để tự sách tấn mình phải làm việc lành, tránh việc ác và có lòng từ bi thông cảm với những điều lầm lỗi của tha nhân, cùng nhau xây dựng đời sống bằng Giới, Định, Tuệ, diệt trừ đau khổ và sợ hãi, đem lại an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Khi dịch chúng tôi cố gắng sử dụng trực tiếp bằng vi tính với ý định cho biệt hành khi có điều kiện.

Bản Hán dịch rất hay và rõ ràng với văn của Ngài Nghĩa Tịnh, nhưng bằng khả năng hạn chế của dịch giả thì Việt dịch này không sao đạt được như vậy và tránh khỏi sai sót, kính mong được các vị thiện tri thức chỉ dạy cho.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nha Trang, Long Sơn Vihàra, Mùa hạ PL 2542

Bhikkhu Caràna-citto Tâm Hạnh

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Đại vương thống sử
Đại vương thống sử
Đức Phật lịch sử
Đức Phật lịch sử
Ấn Độ Phật giáo sử luận
Ấn Độ Phật giáo sử luận
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo
Lược sử văn học sanskrit & hán tạng Phật giáo