TÙNG THIỆN VƯƠNG
Tiểu sử & Thi văn
NGUYỄN PHÚC ƯNG TRÌNH VÀ NGUYỄN PHÚC BỬU DƯỠNG ( 345 trang)
KỲ NIỆM ĐỆ NHẤT BÁCH CHU NIÊN HUẾ-SAIGON 1970
LỜI TỰA
Tùng Thiện Vương, sinh trưởng làm Hoàng tôn, Hoàng tử, Hoàng đệ, Hoàng thúc; thân thế, Ngọc điệp, Tôn phổ đã ghi chép rõ ràng. Đến làm tôi, làm con đức nghiệp, sử gia cũng đã đăng vào Chánh biên liệt truyện.
Từ làm quốc sĩ cho đến thành “Nhất đại Thi ông” trong khoảng 3, 40 năm, cuộc đời có lắm đoạn ly kỳ, nhiều khi nguy đến tính mạng.
Nhất sinh ưu hoạn, vì một chữ tình với bạn đồng thời, tình với người thiên cổ. Thân ở lăng miếu mà tâm ở sơn lâm. “Xem hoa nở cùng ngậm ngùi, nghe suối reo mà đau đớn”; nhiều khi chỉ thấy chăng đôi hàng nước mắt, hay là chỉ nghe một tiếng thở dài mà cũng đủ động lòng. Tùng Thiện Vương chưa đến bậc “vong tình” như “Thái thương”.
Có khi Ngài tự hỏi: “Mình với xã hội là một, sao mình tự rẽ làm hai? Mình với xã hội làm hai, sao không nhập lại làm một? Sinh đã không ích gì cho xã hội, thì dầu ngồi trên vàng trên ngọc cũng là một kiếp hư sinh. Thôi thì lấy cái tính tình trời cho mà vận dụng ra văn chương, quản bút, dĩa nghiên; hoặc có thể giúp quyền Tạo hóa. thấy thiên văn khuy khuyết, Nữ oa phải rèn đá vá lại cho hoàn toàn, đối với mình, nhà là nước, nước là nhà, nhơn văn khuy khuyết còn nhiều, lẽ nào chẳng đem tâm huyết ra mà bổ cứu”
Mới viết thành 14 pho sách, vừa thơ, vừa văn, hình dung đủ thế thái, nhơn tình; diễn tả vũ trụ quan, nhân sinh quan, và hoàn cảnh của riêng mình.
Cuộc đời tương quan với xã hội như thế, sao chưa có ai vì xã hội mà nhắc lại cuộc đời? Hay là vì sự tích, lúc thiếu thời, còn trân tàng trong kim quỹ nhà vua, người ngoài muốn sưu tầm cũng không mấy ai có phương tiện.
Về lối dịch thi văn thì Tuy Lý Vương đã nói: “Thi văn của Tùng Thiện Vương, như cỏ hoa giữa núi, như mây mống trên trời, vẽ đẹp ở tinh thần, dầu ai khéo tay, theo dạng vẽ bầu cũng chỉ là hình thức”. Abel Bonnard lại so sánh một cách khác: “Người dịch thi văn cũng như người đem châu ngọc xứ này sang xứ kia, dầu có hết sức giữ gìn, giữa đường cũng thất lạc nhiều, mười phần chỉ còn năm, bảy”.
Phương Đông, phương Tây, đồng một ý kiến, đều công nhận sự khó trong lối dịch thi văn. Còn viết sự tích có thể dựa vào tài liệu lịch sử, nhưng cũng khó sắp đặt cho trung tín mà gọn gàng.
Viết tiểu sử một ông hoàng tử tại triều Tự Đức kiêm thi sĩ Nho văn, tuy tài liệu có ở Quốc sử quán, văn bút còn tại gia đình, nhưng chúng tôi vẫn ngại trình bày câu chuyện không hợp cảnh, hợp thời, phiên dịch bài thơ không giữ được ý tưởng của nguyên văn, không khỏi có nhiều điểm sai lầm; chỉ mong đọc giả vui lòng miễn thứ.
Ngày Hạ - nguyên, năm Quý Tỵ
Hiệp tá đại học sĩ, Tôn nhân phủ đại thần
ƯNG TRÌNH
MỤC LỤC
Chương:
I. Nhất đại thi ông
Triều Gia Long
II. Ngọc điệp
Triều Minh Mạng
III. Đoan tranh viện
IV. Kim sách, ngân sách
V. Tình tâm hồ
VI. Ngự hà
VII. Võ Xuân Cẩn
VIII. Thiệu Phương Viên
Triều Thiệu Trị
IX. Thẻ thỉnh an
X. Bắc hành
XI. Nguyễn văn Siêu
XII. Văn Nghiệp
XIII. Nạp bị
Triều Tự Đức
XIV. Thương sơn
XV. Lợi nông
XVI. Ký thưởng viên
XVII. Bạch bí
XVIII. Tiêu viên
XIX. Tùng vân
XX. Nguyễn trọng Hợp, Phạm Phú Thứ
XXI. Ngự Mặc Đình
XXII. Đoàn Hữu Trưng
XXIII. Tuyệt Bút tử
XXIV. Ngự chế văn
Thương sơn thi tuyển
- Dẫn thanh ca
- Bệnh trung tư mẫu
- Đoàn ca hành
- Trường ca hành
- Thụy khởi
- Sơn trung
- Cổ ý
- Hương cần
- Tùng quân hành
- Tạp cảm
- Tạp ngôn
- Tống khách vãng Hà Nội
- Tự quân chi xuất hỹ
- Đông viên hoa
- Xuy tiêu ỷ
- Chiên đoàn thụ
- Thuận an qui châu
- Bần gia
- Dữ tường vân tăng thoại cứu
- Kiềm-Lâu tiên sinh
- Trác mộc điểu
- Tống khách
- Lục thủy
- Nhàn cư
- Tự dật
- Bùi hài thể
- Đào hoa
- Dạ bạc nguyệt biều
- Đối địch
- Tống biệt
- Kim long dạ bạc
- Sơn cư tảo khỉ
- Mỵ châu từ
- Namkhê
- Lý tịnh
- Vấn Tương An Công
- Xuân nhật
- Phùng cô nhân
- Khách đình
- Quật chi từ
- Tàn tốt
- Phiếm nguyệt
- Tống nhân tùng quân
- Tặng Hưu Lương tăng
- Đăng Trấn võ quan môn lâu
- Đại mông qua
- Ngõa kiều
- Lưu dân thán
- Tống Đổ văn Hiến chi Gia Định
- Những lời phê bình