Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Trưởng Lão Buddghaghosa Nhà chú giải kinh điển Pali


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Trưởng Lão Buddghaghosa Nhà chú giải kinh điển Pali
  • Tác giả : Bimala Charan Lau
  • Dịch giả : Tỳ khưu Siêu Minh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 227
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000011867
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

TRƯỞNG LÃO BUDDHAGHOSA

NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PALI

Bimala Charan Lau

* * *

Tỳ Khưu Siêu Minh

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Theo yêu cầu của tác giả, tôi xin ghi lại đây đôi lời giới thiệu cuốn sách viết về Ngài Buddghaghosa, thân thế và sự nghiệp. Nhưng với tư cách là một nhà nghiên cứu trong một lãnh vực chưa được khai phá đó, Bimila Charan Law lại chẳng cần đến bất kỳ lời giới thiệu nảo cả. Phần mở đầu ông đã dành cho tôi viết lời giới thiệu, đã được xuất bản  hai năm trước đây trong tạp chí Hiệp Hội Á Châu tại Bengal. Trong bài tiểu luận đó, ông đã thảo ra danh sách gồm 14 đề cương liên quan đến đề tài này. Đa số đều thuộc lãnh vực lịch sử. Hầu hết các vấn đề đó cần được mổ xẻ về bất kỳ biến cố lịch sử nào liên quan đến sự nghiệp của Ngài Buddghaghosa. Ở đây tác giả không có ý giải quyết bất kỳ vấn đề riêng rẽ nào cả. Tuy nhiên tựa đề các chương hầu như đã bao phủ toàn bộ 14 đề mục vừa nêu.

Cuốn sách này chắc chắn chưa phải là lời cuối cùng của tác giả về những đề tài này. Điều này tương đối dễ dàng đối với các học giả Châu Âu, là những người ít dũng cảm hơn so với tác giả Law, để thực hiện công việc đó, đang khi chúng ta đã nắm được tất cả những gì liên quan đến Ngài Buddghaghosa như đã được xuất bản sang ngôn ngữ phương Tây. Nhưng tuyệt nhiên cuốn sách này vẫn là một bản tóm lược vô cùng quí giá để chúng ta biết được những gì liên quan đến ông, cả về những gì ông đã làm cũng như những tư liệu khác có liên quan đến ông. Người ta đang thu thập những học thuyết của nhà bình luận vĩ đại này. Những học thuyết đó đều dựa trên cơ sở chứng cớ không mấy vững chắc vì thiếu những lời giới thiệu mang tính lịch sử như cuốn sách này đang muốn cống hiến. Mới đây chúng tôi vừa cộng tác xuất bản cuốn Nguyên Lý Của Ngài Nagai, thực chất cuốn "Vi suddhimagga chỉ là phiên bản của cuốn Vimultimagga được tái bản do Upatissa viết" (J.P.T.S.,1917-19, p.80) và mới đây M. Louis Finot đã lưu ý chúng ta bằng một lý luận có vẻ rất hợp lý cho là: rất có thể nơi Ngài "Buddghaghosa" cho là chúng ta không tìm thấy được nơi ngài Buddghaghosa một con người lịch sử, mà chỉ là một con người huyền thoại mà thôi, một huyền thoại kể về một đấng "Phật Tổ, Bồ-tát nào đó". Các tác phẩm do con người huyền thoại này thực hiện lại được gán cho một nhân vật nào đó sống cùng thời với Buddhadatta.

Tôi hoàn toàn không có ý nói đến sự phát triển của triết học Phật giáo tại vùng Đông Bắc Á Châu. Tôi chỉ đề cập đến thế giới tương đối hạn hẹp nơi đó vị Buddhaghosacariya. - một sự hiện diện rất ấn tượng một sự uyên bác hết sức tỉ mỉ, một lòng đạo đức, một quan điểm thuộc môn phái tự mãn, một sự kiên nhẫn đầy kinh ngạc. mà không thấy xuất hiện sự tò mò nghiên cứu về một thế giới bao la là đặc trưng của thời điểm đó và tôi đã tiên liệu rằng kiến thức của chúng ta về thế giới quan nhỏ bé của ngài và những gì ngài cắt nghĩa về Phật giáo sẽ được đặt lại trên một căn bản tốt hơn trong cuốn sách của tác giả Law này.

 

Chipstead, nhà nghiên cứu

Ngày 26 tháng 10 năm 1921

C.A.F. Rhys DAVIDS

Mục lục

Lời nói đầu

Lời tựa

Chương I

CUỘC ĐỜI NGÀI BUDDHAGHOSA

·        Tính ưu việt nơi ngài Buddghaghosa

·        Sự khan hiếm tư liệu viết tiểu sử tại Ấn Độ cổ đại

·        Những tư liệu tiểu sử Ngài Buddghaghosa

·        Bản tường trình Dhammakitti viết về Buddghaghosa

·        Độ tin cậy của bản tường trình Dhammakitti

·        Độ tin cậy về những thời điểm Buddghaghosa xuất hiện, được Dhammakitti ghi lại trong tác phẩm của mình

·        Tài năng kiến thức Bà-la-môn của Ngài Buddghaghosa

·        Điểm trùng lắp trong bản tường trình Dhammakitti về cuộc đời Buddghaghosa với bằng chứng nơi các bản chú giải

Chương II

BUDDHAGHOSA MỘT NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI

·        Những truyền thuyết về Ngài Buddghaghosa

·        Buddghaghosa chào đời trong một gia đình Bà-la-môn

·        Nền giáo dục

·        Buddghaghosa Quy Phật

·        Sứ mệnh đảo quốc Tích Lan đã được hoạch định

·        Câu chuyện quy y Phật của thân phụ Ngài Buddghaghosa

·        Cuộc viếng thăm đảo quốc Tích Lan

·        Kiến thức của Ngài Buddghaghosa bị thử thách

·        Buddghaghosa bận rộn dịch kinh Phật

·        Kiến thức tiếng Phạn của Buddghaghosa được tỏ lộ

·        Trí thông minh lanh lợi của Ngài Buddghaghosa

·        Ngài Buddghaghosa quay trở lại Ấn Độ

·        Chuyện kể về chuyến viếng thăm Miến Điện

·        Ngài Buddghaghosa qua đời

·        Cuộc mai táng Ngài Buddghaghosa

·        Giá trị lịch sử tác phẩm Buddhaghosuppati

·        Nhũng nguồn khả dĩ có được về Buddghaghosa huyền thoại

·        Truyện kể về Ngài Nagasena

·        Truyện kể về Moggaliputta Tissa

Chương III

NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG BẢN CHÚ GIẢI KINH PHẬT

·        Đặc tính một bản chú giải

·        Sự cần thiết phải có những bản chú giải kinh Phật

·        Trao đổi tư tưởng nơi những đồ đệ tiên khởi của đức Phật

·        Chú giải của đức Phật

·        Bản chú giải kinh Phật của Ngài Sariputta

·        Phát triển chú giải kinh Phật do một số đồ đệ của đức Phật thực hiện -Ngài Mahakaccayana

·        Katthavatthu

·        Nhà vua Milinda-Panho

·        Các vị tiền nhiệm của Buddghaghosa

·        Các vị niên trưởng (Poranas)

·        Kết luận

Chương IV

CÁC TÁC PHẨM CỦA NGÀI BUDDHAGHOSA

·        Tác phẩm Nanodaya

·        Tác phẩm Atthasalini

·        Tác phẩm Visuddhimagga

·        Nội dung tác phẩm Visuddhimagga

·        Các chú giải kinh Phật Tích Lan viết về Tam Tạng (Tripitaka)

·        Các bản chú giải về Vinaya Pinaya - Tác phẩm Samantapasadika

·        Tác phẩm kankhavitarani

·        Các bài bình luận về Kinh tạng (Sutta Pitaka) Chú giải Trường bộ kinh (Sumangalavilasini)

·        Chú giải Trung bộ kinh (Papancasudani)

·        Chú giải Tương Ưng kinh (Saratthapakasini)

·        Chú giải Tăng Chỉ kinh (Manorathapurani)

·        Chú giải Tiểu Bộ kinh (Khuddakanikayatthakatha)

·        Chú giải Pháp cú kinh (Dhammapadatthakatha)

·        Chú giải Tạng Diệu pháp (Abhidhamma Pitaka)

·        Tác phẩm Pitakatyalakkhanagandha

·        Tác phẩm Padyacudamani

·        Một số tác phẩm khác của Buddhaghosa

·        Tác phẩm của Buddhaghosa - một kho tàng sử liệu quan trọng

Chương V

NHỮNG NGƯỜI KẾ VỊ BUDDHAGHOSA

·        Sự nghiệp dang dở của Ngài Buddhaghosa

·        Những người kế vị ông đã hoàn tất

·        Buddhaghosa và Buddhadatta

·        Buddhaghosa và Dhammapala

Chương VI

ĐẶC TÍNH BÁCH KHOA TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA BUDDHAGHOSA

·        Thiên văn học

·        Kiến thức văn phạm

·        Kiến thức Địa Lý

·        Tường thuật về các giáo phái Ấn Độ

·        Bản tường thuật về các bộ tộc Ấn Độ

·        Tường thuật về các vua chúa và dân quí tộc Ấn Độ

·        Tường thuật về Anathapindika

·        Tường thuật về Bodhirajakumara

·        Hệ động vật và thực vật

·        Những minh họa về cách xử thế thời xưa

·        Hồi ký về đảo quốc Tích Lan

·        Kiến thức giải phẩu học của Buddhaghosa

Chương VII

TRIẾT LÝ CỦA BUDDHAGHOSA

·        Việc đào luyện triết học ban đầu của Buddhaghosa

·        Mối tương quan với trường phái Patanjali

·        Ảnh hưởng Phật giáo nơi Buddhaghosa

·        Citta (Nhận thức)

·        Phassa (tiếp xúc)

·        Vedana (Thọ)

·        Vinnanakkhandha (Thức uẩn)

·        Sannakkhandha (Tưởng uẩn)

·        Sankharakhandha (Hành uẩn)

·        Khandha (Uẩn)

·        Kamma (nghiệp chướng)

Chương VIII

BUDDHAGHOSA DIỄN GIẢI VỀ PHẬT GIÁO

·        Những tài liệu Buddhaghosa sử dụng

·        Sila (giới)

·        Indriya (giác quan hay là căn)

·        Pitti (Phỉ lạc)

·        Upekkha (tâm xả)

·        Samadhi (Định)

·        Jhana (Thiền)

·        Vimuttinanam (Tuệ giải thoát)

·        Dhamma (Giáo pháp)

·        Dhutanga (khổ luyện)

·        Nirvana (Niết-bàn)

·        Kết luận

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Lịch sử Triết Học Tây Phương
Lịch sử Triết Học Tây Phương
Tiểu sử danh Tăng Việt Nam - thế kỷ XX tập 2
Tiểu sử danh Tăng Việt Nam - thế kỷ XX tập 2
Tiểu sử danh Tăng Việt Nam - thế kỷ XX tập I
Tiểu sử danh Tăng Việt Nam - thế kỷ XX tập I
Ngôn hạnh các Đại tông sư
Ngôn hạnh các Đại tông sư
Địa Chi Văn Hóa Thành Phồ Hồ Chí Minh
Địa Chi Văn Hóa Thành Phồ Hồ Chí Minh
Những người giữ lửa tình yêu với sách tập 2
Những  người giữ lửa tình yêu với sách tập 2
Lịch sử Ngũ Hành Sơn chùa Non Nước
Lịch sử Ngũ Hành Sơn chùa Non Nước
Bái vọng Ân sư
Bái vọng Ân sư
Lịch sử Việt Nam tập 1- tập 2
Lịch sử Việt Nam tập 1- tập 2
Lược sử gia đình Phật Tử Việt nam
Lược sử gia đình Phật Tử Việt nam
Phan Bội Châu -thân thế thi văn
Phan Bội Châu -thân thế thi văn
Hảy trở thành người Phật Tử chân chính
Hảy trở thành người Phật Tử chân chính