Tìm Sách

Giảng Luận >> Chú Đại Bi giảng giải


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chú Đại Bi giảng giải
  • Tác giả : HT. Tuyên Hóa
  • Dịch giả : Thích Minh Định
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 177
  • Nhà xuất bản : .
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000005426
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHÚ ĐẠI BI GIẢNG GIẢI

Mười Pháp Giới Không Lìa Một Tâm Niệm

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969

tại Phật Giáo Giảng Đường tại Tam Phan Thị (San Francisco)

Việt dịch:THÍCH MINH ĐỊNH

 

          Chú Đại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Đại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Đại Bi:

                   "Đại bi đại chú thông thiên địa

                   Nhất bách nhất thiên thập vương hoan

                   Đại bi đại từ năng khử bệnh

                   Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền".

          "Đại bi đại Chú thông thiên địa": Bạn đọc Chú Đại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.

          "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan": Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Đại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Điện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".

          "Đại từ đại bi năng khử bệnh": Vì sao Chú Đại Bi gọi là Chú Đại Bi? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Đại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Đại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói: "Tôi tụng Chú Đại Bi sao bệnh không khỏi hẵn? "Vì bạn chẳng thành tâm; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Đại Bi.

          "Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền": Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người; bạn trộm cắp vặt của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Đại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng: "Người đó tụng trì Chú Đại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả các quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Đại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn.

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Nhập đạo tín tâm
Nhập đạo tín tâm
Phật học ABC
Phật học ABC
Giảng sư bảy đức tính ưu việt
Giảng sư bảy đức tính ưu việt
Thanh Từ toàn tập
Thanh Từ toàn tập
Đạo Phật ngày nay
Đạo Phật ngày nay
Sống theo lời Phật
Sống theo lời Phật
Chuyện đạo đời
Chuyện đạo đời
Tâm lý đạo đức (Quyển 1)
Tâm lý đạo đức (Quyển 1)
Tây Phương hiệp luận
Tây Phương hiệp luận
Chứng Đạo Ca
Chứng Đạo Ca
Đoạn trừ lậu hoặc
Đoạn trừ lậu hoặc
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi