ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Tác giả: Narada Thera
Biên dịch: Phạm Kim Khánh
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
Lời mở đầu
Để trình bày đời sống và giáo huấn của đức Phật cho những ai muốn hiểu Phật Giáo, nhiều quyển sách có giá trị đã được ấn hành, do những học giả Đông, Tây, trong hàng Phật tử, cũng như những người không theo đạo Phật.
Trong rừng thư mênh mông ấy, quyển “Ánh Sáng Của Á Châu” (The Light Of Asia), do tác giả Sir Edwin Arnold, được chú trọng ưa thích nhất. Nhiều người phương Tây muốn tìm hiểu chơn lý đã hướng về đạo Phật sau khi đọc tập thơ trứ danh ấy.
Người Phật tử, ở phương Đông cũng như ở phương Tây, hết lòng ca ngợi công đức của các nhà học giả đã viết ra những thiên sách hữu ích để rọi sáng Giáo Pháp.
Bản khái luận mới mẻ này là một cố gắng khiêm tốn khác của một hội viên Giáo Hội Tăng Già, căn cứ trên kinh điển nam phạn (pali), các chú giải và các tập tục cổ truyền nổi bật nhứt trong những quốc gia Phật Giáo, nhứt là ở Tích Lan.
Phần đầu quyển sách đề cập đến đời sống của Đức Phật. Phần nhì là Phật Pháp, giáo lý của Ngài, danh từ pali là Dhamma.
Phật Pháp là một hệ thống triết học và luân lý truyền dạy con đuờng duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài học hỏi hay nghiên cứu suông để thoả mãn tri thức.
Giáo Pháp chắc chắn phải được học hỏi, nhưng hơn nữa phải được thực hành, và trên hết, phải được tự mình chứng ngộ.
Học suông mà không thực sự thực hành thì không bổ ích. Đức Phật dạy rằng người có pháp học mà không hành cũng tựa hồ như một cành hoa lộng lẫy, đủ màu sắc nhưng không hương vị.
Người không học Giáo Pháp như mù. Nhung người đã học mà không hành thì không khác nào một thư viện.
NARADA
Kỳ Viện Tự (Jetavana)
Saigon 14-7-1964/2508
MỤC LỤC
· Từ Đản sanh đến xuất gia
· Chiến đấu để thành đạt đạo quả
· Đạo quả Phật
· Sau khi thành đạo
· Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp
· Hai bài đầu tiên
· Truyền bá Giáo Pháp
· Đức Phật và thân quyến
· Đức Phật và thân quyến (tiếp theo)
· Những người chống đối và những đại thí chủ
· Những đại thí chủ trong hàng vua chúa
· Con đường Hoằng pháp
· Đời sống hàng ngày của đức Phật
· Đại Niết bàn
· Vài đặc điểm của Phật giáo
· Bốn chơn lý cao thượng
· Nghiệp báo
· Nghiệp là gì?
· Sự báo ứng của nghiệp
· Tính chất của nghiệp
· Khởi thủy của đời sống
· Đức Phật và vấn đề thần linh tạo hoá
· Do đâu tin có tái sanh?
· Thập nhị nhơn duyên
· Những cảnh giới
· Hiện tượng “tử sanh”
· Cái gì đi tái sanh
· Trách nhiệm tinh thần
· Nghiệp chuyển lên và nghiệp chuyển xuống
· Nghiệp báo và tái sanh với người phương Tây
· Niết bàn
· Đặc tánh của Niết bàn
· Con đuờng Niết bàn I - (giới)
· Con đường Niết bàn II - (định)
· Chướng ngại tinh thần
· Con đường Niết bàn III - (Tuệ)
· Phẩm hạnh A-La-Hán
· Lý tưởng của Bồ-tát
· Ba-La-Mật
· Tứ vô lượng tâm
· Tiểu sử Đại Đức Narada Maha Thera